Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy Hoạch Vùng Chuyên Canh Ở Tuy Đức Tạo Tiền Đề Cho Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Quy Hoạch Vùng Chuyên Canh Ở Tuy Đức Tạo Tiền Đề Cho Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 11/07/2014

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết quả rõ nét nhất trên địa bàn huyện Tuy Đức là địa phương đã bước đầu quy hoạch, phân vùng chuyên canh cho từng loại cây trồng khá bài bản, hợp lý.

Đây được xem là tiền đề căn bản để nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo nhu cầu thị trường.

Trên cơ sở các mô hình thực nghiệm thành công cũng như điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của từng địa bàn, huyện Tuy Đức đã xây dựng các vùng chuyên canh để tập trung phát triển cây, con hợp lý.

Cụ thể, hiện nay, huyện đã quy hoạch các vùng chuyên canh như: vùng sản xuất lúa gạo tại xã Đắk R’tíh, Quảng Tân; vùng chuyên canh cây cao su tại xã Đắk Ngo, Đắk R’tíh; vùng chuyên canh cây cà phê tại xã Quảng Tân, Đắk Búk So, Quảng Tâm; vùng chuyên canh cây khoai lang ở xã Quảng Trực, Đắk Búk So; vùng chuyên canh các loại rau, hoa ở xã Quảng Tâm và vùng chuyên canh cây mắc ca tại xã Quảng Tâm, một phần xã Quảng Tân và phía nam xã Quảng Trực.

Trên cơ sở quy hoạch chung, hàng năm, UBND huyện phối hợp với UBND các xã hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân phát triển cây, con theo đúng quy hoạch vùng. Mặt khác, tùy vào điều kiện cụ thể, huyện cũng đã ban hành hàng loạt chính sách liên quan để hỗ trợ người dân trong chuỗi quy trình sản xuất.

Cụ thể, thời gian qua, huyện đã ban hành chính sách huy động lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao; chính sách thu hút xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng hệ thống nhà máy chế biến, bao tiêu sản phẩm…

Bên cạnh quy hoạch các vùng chuyên canh, huyện cũng đã khuyến khích, hướng dẫn người dân tập hợp hình thành nên các hợp tác, tổ hợp tác, nhóm đồng sở thích với phương châm hỗ trợ nhau trong sản xuất như góp vốn đầu tư, trao đổi khoa học kỹ thuật canh tác, hợp tác sản xuất cây trồng vật nuôi với quy mô lớn và liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm.

Huyện hiện đã quy hoạch được khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Quảng Tâm với quy mô hơn 45 ha. Định hướng của huyện là sẽ từng bước xây dựng khu vực này thành một “trung tâm chuyên sản xuất các loại giống cây trồng chất lượng cao” và một số mô hình kinh tế có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Hiện tại, khu vực này đã có những tổ hợp tác, nhóm đồng sở thích đang trồng các loại giống như lay ơn, cà phê, khoai lang cấy ghép mô tạo giống F1… để phục vụ cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Điều đáng nói, tại mỗi vùng quy hoạch chuyên canh, huyện đều triển khai các mô hình trình diễn, thực nghiệm để người dân học tập, qua đây, nhiều nông dân nhận thấy lợi ích từ mô hình và tự giác đầu tư nhân rộng.

Điển hình như mô hình trồng lay ơn lấy củ cung cấp giống cho thị trường Đà Lạt. Ban đầu, mô hình này chỉ được triển khai với quy mô nhỏ nhưng đến nay, nhiều hộ dân ở thôn 2, xã Quảng Tâm và một số hộ ở xã Quảng Trực đã và đang đầu tư trồng giống loại cây này.

Việc sớm quy hoạch các vùng chuyên canh không chỉ giúp địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước, lồng ghép, đầu tư hiệu quả các nguồn vốn mà còn giúp tạo được thế mạnh trong bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân cũng như từng bước định hình quy trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ đến chế biến sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Lỗ hổng quy hoạch nông sản Lỗ hổng quy hoạch nông sản

Thời gian qua, các mặt hàng nông sản liên tục rớt giá. Điều đáng nói khi được mùa cũng rớt giá, mất mùa cũng rớt.

09/06/2015
Sông Bình thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ Sông Bình thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ

Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình, đó là cách nghĩ và áp dụng của một số hộ dân tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình. Trong đó mô hình trồng xoài Đài Loan đỏ của gia đình ông Phạm Quốc Vinh là một điển hình, có nhiều triển vọng.

09/06/2015
Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu

Năm 2014, bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã gây thiệt hại cho người trồng các địa phương ở mức đáng báo động. Diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014 lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh.

09/06/2015
Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu

“Các địa phương tăng cường biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng loạt đối với các vườn thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, khu vực lân cận, như thu gom cành rơi vãi, chặt tỉa cành bệnh, ủ bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB tiêu diệt bào tử nấm; đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối đảm bảo phòng, trừ bệnh đốm nâu đạt hiệu quả cao. Sở Nông nghiệp & PTNT phổ biến kịp thời các thông tin mới, ý kiến cơ quan khoa học về cách phòng ngừa bệnh này cho người trồng thanh long thực hiện”.

09/06/2015
Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, 2.000 tấn vải đã được ký kết để đưa vào Hapro; 1.000 tấn được đưa vào Coop mart, 100 tấn/tháng vào Big C, 200 tấn/tháng vào siêu thị Fivimart và Hiway…

09/06/2015