Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 11/08/2014

Sáng 7/8, tại Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề Quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi chưa được quy hoạch, chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa. Vì thế, dẫn đến nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh…

Từ cuối năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 800.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo ông, việc quy hoạch hệ thống thủy lợi sẽ phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL.

Đến nay, đã có 8 tỉnh/thành phố ven biển vùng ĐBSCL đề xuất tổng số 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư trên 9.288 tỷ đồng. Cụ thể, Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang 1 dự án, Bến Tre 14 dự án, Trà Vinh 10 dự án, Sóc Trăng 5 dự án, Bạc Liêu 5 dự án, Cà Mau 17 dự án và Kiên Giang 2 dự án.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

09/07/2013
Từ Nuôi Ong Lấy Mật Đến Làm Du Lịch Từ Nuôi Ong Lấy Mật Đến Làm Du Lịch

Từ lần gặp đầu tiên, tôi rất ấn tượng với chú bởi tác phong nhanh nhẹn và cởi mở. Chú là người biết nắm bắt cơ hội để làm kinh tế gia đình: nuôi ong lấy mật và làm du lịch. Chú Lê Hữu Phước, 58 tuổi, một nông dân chân chất, thích học hỏi, ngụ ở ấp Phú Hiệp - xã Vĩnh Bình (Chợ Lách - Bến Tre).

09/07/2013
Trồng Xà Cừ Lãi Lớn Trồng Xà Cừ Lãi Lớn

Thời gian qua, một số nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bỏ cây tràm chuyển qua trồng cây xà cừ. Theo các hộ dân, trồng xà cừ lợi nhuận cao hơn 3 lần trồng tràm và tốn ít công hơn. Ông Hồ Sơn Tư, chủ trang trại lớn ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai), cho biết với diện tích khoảng 25 hécta xà cừ năm thứ 12 - 13, hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ tới hỏi mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/m3. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 600 triệu đồng/hécta.

09/07/2013
2.195 Ha Vườn Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao 2.195 Ha Vườn Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

09/07/2013
Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.

09/07/2013