Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân Phát Huy Hiệu Quả

Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân Phát Huy Hiệu Quả
Ngày đăng: 28/06/2013

Với phương châm xây dựng mô hình và đầu tư không dàn trải để đồng vốn vay phát huy hiệu quả, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã tăng cường quản lý tốt các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, giúp các hộ được vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Gia đình anh Lò Văn Thanh, bản Tà Bung, xã Nà Nhạn những năm trước đây gặp rất nhiều khó khăn, xoay xở đủ nghề nhưng cái nghèo cứ đeo bám. Năm 2012, gia đình anh được Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện cho vay 30 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân. Từ đồng vốn này, gia đình anh đầu tư mua 1 cặp bò nái và đắp đập tạo ao thả cá. Đến nay sau hơn một năm phát triển, từ một cặp bò sinh sản ban đầu gia đình anh đã có đàn bò 4 con và hoàn trả vốn vay từng phần theo đúng điều lệ của Quỹ.

Cùng hoàn cảnh như gia đình anh Thanh, gia đình chị Lò Thị Hiêng ở bản Tà Bung, xã Nà Nhạn cũng được Hội Nông dân tỉnh tạo điều kiện cho vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền là 30 triệu đồng. Ngoài vốn vay, chị Hiêng được tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi do Hội Nông dân huyện tổ chức. Chị đã tự tin đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại. Lấy ngắn nuôi dài, đến nay quy mô gia trại của gia đình chị không ngừng được mở rộng, với mức thu nhập mỗi năm trên 40 triệu đồng.

Trên đây chỉ là 2 trong tổng số 20 hộ nông dân thuộc Chi hội nghề nghiệp của bản Tà Bung, Nà Nhạn thực hiện xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân. Điều đáng nói hơn cả là từ nguồn Quỹ này đã giúp nông dân thay đổi tập quán chăn nuôi, chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp và có sự liên kết nhóm cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lò Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên cho biết: "Để quản lý và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, Hội Nông dân huyện Điện Biên thường xuyên tổ chức kiểm tra nâng cao chất lượng tín dụng, giúp cho quỹ hoạt động đúng hướng, bảo đảm an toàn nguồn vốn. Ngoài ra, Hội còn kết hợp với một số phòng, ban tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thuỷ sản cho những đối tượng được hưởng lợi, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước nhân ra diện rộng.

Nhờ đó đến hết năm 2012, nguồn quỹ cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện vay đạt 1,2 tỷ đồng”. Đi đôi với việc huy động, sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân có hiệu quả, Hội Nông dân huyện còn chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cung cấp nguồn vốn lớn cho nông dân nghèo, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Kết quả trong 9 năm qua (từ 2003 - 2012) đã giải quyết cho trên 13.000 lượt hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất và chăn nuôi, tổng dư nợ đạt 135 tỷ đồng. Nhìn chung, những hộ được tiếp nhận vốn vay đã tích cực phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Thông qua sự hỗ trợ của nguồn quỹ, hội viên nông dân hăng hái thực hiện phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Với những giải pháp thiết thực và cụ thể, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Điện Biên tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, phát huy vai trò trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

21/07/2014
Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Lúa Nước Vùng Cao Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Lúa Nước Vùng Cao

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) thuộc Sở NN-PTNT đã xây dựng thành công nhiều mô hình (MH) thâm canh lúa nước ở vùng cao. Trung tâm đã tiếp tục triển khai các MH mới, song bằng giống lúa thuần chứ không phải lúa lai như các năm trước.

21/07/2014
Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

21/07/2014
Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

04/08/2014
Thực Phẩm Lại Tăng Giá Thực Phẩm Lại Tăng Giá

Nhiều tiểu thương cho biết do mưa bão nên nông dân thu hoạch không đồng đều dẫn đến nguồn cung rau có lá không ổn định khiến thị trường bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng rau củ Đà Lạt cũng bị thiếu hụt và ảnh hưởng giá vận chuyển có xu hướng tăng đã khiến thị trường rau củ tiếp tục tăng giá nhẹ.

21/07/2014