Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân Phát Huy Hiệu Quả

Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân Phát Huy Hiệu Quả
Ngày đăng: 28/06/2013

Với phương châm xây dựng mô hình và đầu tư không dàn trải để đồng vốn vay phát huy hiệu quả, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã tăng cường quản lý tốt các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, giúp các hộ được vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Gia đình anh Lò Văn Thanh, bản Tà Bung, xã Nà Nhạn những năm trước đây gặp rất nhiều khó khăn, xoay xở đủ nghề nhưng cái nghèo cứ đeo bám. Năm 2012, gia đình anh được Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện cho vay 30 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân. Từ đồng vốn này, gia đình anh đầu tư mua 1 cặp bò nái và đắp đập tạo ao thả cá. Đến nay sau hơn một năm phát triển, từ một cặp bò sinh sản ban đầu gia đình anh đã có đàn bò 4 con và hoàn trả vốn vay từng phần theo đúng điều lệ của Quỹ.

Cùng hoàn cảnh như gia đình anh Thanh, gia đình chị Lò Thị Hiêng ở bản Tà Bung, xã Nà Nhạn cũng được Hội Nông dân tỉnh tạo điều kiện cho vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền là 30 triệu đồng. Ngoài vốn vay, chị Hiêng được tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi do Hội Nông dân huyện tổ chức. Chị đã tự tin đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại. Lấy ngắn nuôi dài, đến nay quy mô gia trại của gia đình chị không ngừng được mở rộng, với mức thu nhập mỗi năm trên 40 triệu đồng.

Trên đây chỉ là 2 trong tổng số 20 hộ nông dân thuộc Chi hội nghề nghiệp của bản Tà Bung, Nà Nhạn thực hiện xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân. Điều đáng nói hơn cả là từ nguồn Quỹ này đã giúp nông dân thay đổi tập quán chăn nuôi, chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp và có sự liên kết nhóm cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lò Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên cho biết: "Để quản lý và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, Hội Nông dân huyện Điện Biên thường xuyên tổ chức kiểm tra nâng cao chất lượng tín dụng, giúp cho quỹ hoạt động đúng hướng, bảo đảm an toàn nguồn vốn. Ngoài ra, Hội còn kết hợp với một số phòng, ban tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thuỷ sản cho những đối tượng được hưởng lợi, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước nhân ra diện rộng.

Nhờ đó đến hết năm 2012, nguồn quỹ cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện vay đạt 1,2 tỷ đồng”. Đi đôi với việc huy động, sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân có hiệu quả, Hội Nông dân huyện còn chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cung cấp nguồn vốn lớn cho nông dân nghèo, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Kết quả trong 9 năm qua (từ 2003 - 2012) đã giải quyết cho trên 13.000 lượt hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất và chăn nuôi, tổng dư nợ đạt 135 tỷ đồng. Nhìn chung, những hộ được tiếp nhận vốn vay đã tích cực phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Thông qua sự hỗ trợ của nguồn quỹ, hội viên nông dân hăng hái thực hiện phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Với những giải pháp thiết thực và cụ thể, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Điện Biên tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, phát huy vai trò trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân xã Đức Nhuận chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới Hội Nông dân xã Đức Nhuận chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới

Học và làm theo Bác từ những công việc nhỏ, hoàn thành tốt công việc của mình đang làm, trở thành phương châm hoạt động và làm việc của Hội nông dân xã Đức Nhuận, để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

04/06/2015
Gặt lúa nơi xứ người Gặt lúa nơi xứ người

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

04/06/2015
Hồ tiêu được mùa, được giá Hồ tiêu được mùa, được giá

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.

04/06/2015
Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

04/06/2015
Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.

04/06/2015