Quốc Hội Mỹ Thông Qua Dự Luật Gây Khó Khăn Cho Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam

Sau hơn một năm tranh cãi, ngày 4-2, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại, trong đó có một điều khoản gây khó dễ cho mặt hàng cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam. Tuần trước Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự lụât này với 217 phiếu ủng hộ và 210 phiếu chống. Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ sớm ký đưa dự luật vào thực hiện.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, dự luật vừa được Thượng viện thông qua với 68 phiếu ủng hộ và 32 phiếu chống, chuẩn chi 956 tỷ USD, theo đó trong 5 năm tới sẽ mở rộng sự bảo lãnh của chính phủ liên bang cho cây trồng và mùa màng của nông dân Mỹ. Phòng Ngân sách Quốc hội trù tính, dự lụât trang trại mới sẽ tiết kiệm ngân sách liên bang được 16,6 tỷ USD trong 10 năm tới trong khi các nhà lãnh đạo Quốc hội lại đưa ra con số cao hơn, lên tới 23 tỷ USD. Cắt giảm mỗi năm khoảng 900 triệu USD ngân sách của chương trình tem phiếu lương thực là vấn đề gây tranh cãi và bế tắc lâu nhất.
Dự luật trang trại mới sẽ cắt giảm 8 tỷ USD trong 10 năm từ chương trình tem phiếu lương thực dành mỗi năm khoảng 80 tỷ USD cho khoảng 47 triệu người nghèo và thu nhập thấp. Dự luật gia tăng sự bảo lãnh của chính phủ liên bang cho giống má và các loại cây trồng, nhưng có một sự thay đổi lớn trong lịch sử 80 năm qua, theo đó sẽ chấm dứt việc cấp tiền bảo lãnh trực tiếp cho người nông dân, bất luận kết quả thu hoạch và giá nông sản lên hoặc xuống. Dự luật cũng gia tăng sự bảo lãnh của chính phủ cho những loại cây trồng và vật nuôi mà chính phủ mong muốn, nhất là lúa mì, ngô và đậu nành.
Dự luật trang trại của Mỹ có một điều khoản rất nghiêm ngặt quy định các sản phẩm thịt, gà, lớn hoặc bò, nhập khẩu vào Mỹ đều phải dán nhãn xuất xứ nuôi trồng, nơi giết mổ và cách thức giết mổ. Bất chấp sự phản đối của một số nghị sỹ, dự luật trang trại đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua vẫn bao gồm một điều khoan theo đó chuyển chức năng giám sát cá da trơn, trong đó có cá basa và cá tra của Việt Nam, từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp.
Với điều khoản này, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ áp dụng tiêu chuẩn quy định cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang đồng với mặt hàng này sản xuất tại Mỹ, từ quy trình sản xuất đến việc đóng gói và xuất khẩu.
Điều khoản này do hiệp hội nuôi trồng cá da trơn của Mỹ và các nghị sỹ các bang miền Nam của Mỹ cố đưa vào mặc dù Thượng nghị sỹ John McCain phản bác, coi đây là một hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của người nuôi trồng cá da trơn của Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.