Quảng Trị Ngăn Chặn Dịch Lở Mồm Long Móng

Sau 2 cơn bão số 10 và 11, dịch lở mồm long móng gia súc đã phát sinh tại 7 xã, phường của huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ước tính có 105 con trâu bò và 1 con lợn mắc bệnh.
Trong đó, 3 ổ dịch tại huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà đã cơ bản được khống chế. Mới đây, huyện Gio Linh vừa phát hiện hai xã có dịch nhưng số lượng gia súc nhiễm bệnh ít. Riêng xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, ngày 14/10, lực lượng chức năng đã phát hiện dịch ở thôn Nhan Biều 1 và Nhan Biều 2 với 37 con gia súc mắc bệnh. Sau đó, thôn Trung Kiên cũng đã xuất hiện dịch.
Kết quả xét nghiệm ngày 19/10 của Cơ quan Thú y vùng 3 xác nhận mẫu bệnh phẩm dương tính với virus lở mồm long móng type A. Dịch lây lan có khả năng do quá trình vận chuyển gia súc giữa các địa phương.
Trước tình hình đó, Chi cục Thú y đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, sau đó cùng với các địa phương triển khai phòng chống dịch.
Ngày 21/10, đoàn công tác UBND tỉnh Quảng Trị đã có chuyến thực địa kiểm tra tình hình dịch lở mồm long móng tại huyện Triệu Phong. Qua kiểm tra thực tế tại huyện Triệu Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính nhận định, dịch lở mồm long móng gia súc ở các địa phương diễn ra khá phức tạp, đồng thời có cả 2 type virus gây bệnh là O và A, trong đó, virus lở mồm long móng type A lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
Để phòng chống dịch hiệu quả, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương thống kê đầy đủ số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn, triển khai nghiêm túc, giám sát chặt chẽ công tác tiêm phòng gia súc vụ Thu; rà soát lại và tổ chức tiêm phòng bổ sung vaccine lở mồm long móng cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng trong vụ Thu 2013; thông báo cho cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các lực lượng Thú y cơ sở sẽ vận động nhân dân nuôi nhốt và điều trị gia súc tại chuồng, thực hiện “5 không”: Không giấu dịch; không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông; không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng bừa bãi; tiến hành tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi, các ổ dịch cũ, các chợ buôn bán gia súc, các lò giết mổ trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.

Lái Thiêu (TX.Thuận An) từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng về cây trái, du lịch sinh thái. Có thể nói, hầu hết du khách đến đây đều muốn một lần được thưởng thức các loại trái cây chính gốc, với hương vị đặc trưng, trong một không gian du lịch sinh thái rất riêng của vùng đất này.

Trải qua 15 kỳ tổ chức, quy mô và tính chất của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish) ngày càng chuyên nghiệp và mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xứng đáng là một sự kiện quan trọng hàng năm, là điểm hội tụ lớn nhất của tất cả các nhà sản xuất, chế biến thủy sản hàng đầu Việt Nam và đối tác bạn hàng quốc tế.

Vào mùa này, mấy năm trước trên khắp các con đường liên thôn trong xã đâu đâu cũng rộn ràng tiếng xe cộ thu mua tiêu của thương lái cùng tiếng nói cười của người nông dân khi được mùa tiêu. Thế mà bây giờ trở lại, bầu không khí ảm đạm lại bao trùm khắp nơi, nguyên do cũng từ hạt tiêu mà ra.