Quảng Trị Ngăn Chặn Dịch Lở Mồm Long Móng

Sau 2 cơn bão số 10 và 11, dịch lở mồm long móng gia súc đã phát sinh tại 7 xã, phường của huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ước tính có 105 con trâu bò và 1 con lợn mắc bệnh.
Trong đó, 3 ổ dịch tại huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà đã cơ bản được khống chế. Mới đây, huyện Gio Linh vừa phát hiện hai xã có dịch nhưng số lượng gia súc nhiễm bệnh ít. Riêng xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, ngày 14/10, lực lượng chức năng đã phát hiện dịch ở thôn Nhan Biều 1 và Nhan Biều 2 với 37 con gia súc mắc bệnh. Sau đó, thôn Trung Kiên cũng đã xuất hiện dịch.
Kết quả xét nghiệm ngày 19/10 của Cơ quan Thú y vùng 3 xác nhận mẫu bệnh phẩm dương tính với virus lở mồm long móng type A. Dịch lây lan có khả năng do quá trình vận chuyển gia súc giữa các địa phương.
Trước tình hình đó, Chi cục Thú y đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, sau đó cùng với các địa phương triển khai phòng chống dịch.
Ngày 21/10, đoàn công tác UBND tỉnh Quảng Trị đã có chuyến thực địa kiểm tra tình hình dịch lở mồm long móng tại huyện Triệu Phong. Qua kiểm tra thực tế tại huyện Triệu Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính nhận định, dịch lở mồm long móng gia súc ở các địa phương diễn ra khá phức tạp, đồng thời có cả 2 type virus gây bệnh là O và A, trong đó, virus lở mồm long móng type A lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
Để phòng chống dịch hiệu quả, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương thống kê đầy đủ số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn, triển khai nghiêm túc, giám sát chặt chẽ công tác tiêm phòng gia súc vụ Thu; rà soát lại và tổ chức tiêm phòng bổ sung vaccine lở mồm long móng cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng trong vụ Thu 2013; thông báo cho cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các lực lượng Thú y cơ sở sẽ vận động nhân dân nuôi nhốt và điều trị gia súc tại chuồng, thực hiện “5 không”: Không giấu dịch; không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông; không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng bừa bãi; tiến hành tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi, các ổ dịch cũ, các chợ buôn bán gia súc, các lò giết mổ trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, từ tháng 10-2014 đến năm 2016 sẽ có 1.000 tỷ đồng vốn vay (với lãi suất 8%/năm) từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đồng Nai được giải ngân cho Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, với thời gian trả nợ trong 2 năm: 2016 - 2017.

Cũng như nhiều thanh niên trong xã, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Phạm Năng Thành rời quê vào Nam làm thuê kiếm sống. 3 năm lăn lộn nơi đất khách quê người dành dụm được chút vốn, năm 2003 Thành quay về quê khởi nghiệp. Thất bại với không ít loại cây, anh Thành chuyển sang trồng thử nghiệm chuối hồng - một giống chuối mới, quả vàng, có vị ngọt.

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.