Quảng Trị chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng màu để tránh hạn

Chủ động chống hạn, tỉnh Quảng Trị vừa chuyển đổi hơn 2.500 ha đất trồng lúa ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ sang trồng cây đậu xanh, ngô, lạc hoặc trồng cỏ nuôi bò. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị cũng khuyến cáo các địa phương, nông dân lựa chọn những giống lúa ngắn ngày để rút ngắn mùa vụ.
Các Ban quản lý công trình thủy lợi chủ động phương án tưới nước hợp lý, luôn phiên; tận dụng các nguồn nước ao hồ, sông suối, tăng cường máy bơm tát đảm bảo nguồn nước cho sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh triển khai phương án chống hạn với phương châm tiết kiệm nguồn nước, cơ cấu các loại giống cây trồng ngắn ngày, hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Hệ thống cây xanh ven bờ bao sông, kênh rạch được xem là “giải pháp mềm” giúp bảo vệ, chống sạt lở bờ bao xung yếu của thành phố. Tuy nhiên, những cây xanh này đang bị chặt phá không thương tiếc…

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trung bình của 5 tháng đầu năm 2015 với mặt hàng thịt gà đông lạnh của Mỹ rẻ hơn hẳn các nước khác.

Khi ngô biến đổi gen được trồng đại trà, sẽ có quy hoạch vùng trồng ngô. Các viện, trường có vai trò giữ gen ngô gốc chứ không phải là người nông dân, PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp nói.

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.