Quảng Trị chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng màu để tránh hạn

Chủ động chống hạn, tỉnh Quảng Trị vừa chuyển đổi hơn 2.500 ha đất trồng lúa ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ sang trồng cây đậu xanh, ngô, lạc hoặc trồng cỏ nuôi bò. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị cũng khuyến cáo các địa phương, nông dân lựa chọn những giống lúa ngắn ngày để rút ngắn mùa vụ.
Các Ban quản lý công trình thủy lợi chủ động phương án tưới nước hợp lý, luôn phiên; tận dụng các nguồn nước ao hồ, sông suối, tăng cường máy bơm tát đảm bảo nguồn nước cho sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh triển khai phương án chống hạn với phương châm tiết kiệm nguồn nước, cơ cấu các loại giống cây trồng ngắn ngày, hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.