Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả

Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả
Ngày đăng: 11/08/2014

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Hội đã phối hợp tổ chức được 32 lớp tập huấn chăm sóc cây trồng, bảo vệ thực vật… thu hút hơn 1.400 lượt người tham gia. Nhờ vậy mà tư duy sản xuất của người dân trên địa bàn đã dần thay đổi.

Điều thay đổi lớn nhất là bà con đã đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Riêng đối với các hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số thì Hội duy trì cách thức “cầm tay chỉ việc”, đào tạo nghề tại chỗ, hội viên giúp hội viên, gắn với việc thực hành trực tiếp trên nương rẫy, chuồng trại của gia đình.

Thông qua đó, không chỉ còn độc canh một loại cây trồng mà hiện đồng bào còn biết xen canh, tăng vụ, nhất là phát triển sản xuất theo hướng đa cây, đa con. Hội viên, nông dân cũng tích cực tham gia thực hiện các đề án phát triển kinh tế của huyện như: cải tạo đàn bò, phục hồi và phát triển cây hồ tiêu, điều...

Cụ thể như những năm trước đây, do không nắm rõ quy trình chăm sóc, nên vườn cà phê của gia đình anh Nguyễn Hữu Tình ở bon Phi Gle, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) luôn bị sâu bệnh, năng suất kém.

Tuy nhiên, gần đây, được tham gia các lớp tập huấn do Hội nông dân xã tổ chức, anh đã nắm được các kỹ thuật cơ bản về tỉa cành, chăm bón nên vườn rẫy ngày càng trở nên xanh tốt, năng suất cao. Giờ đây, không chỉ biết cách tỉa cành, bón phân đúng liều lượng mà anh còn biết sử dụng vỏ cà phê làm phân vi sinh, giảm chi phí đầu tư rất nhiều.

Anh Tình chia sẻ: “Gia đình tôi có gần 2 ha cà phê, hồ tiêu. Từ khi được dự các lớp tập huấn kỹ thuật, tôi đã chủ động hơn trong việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho vườn cây. Nếu như trước đây, năng suất chỉ đạt khoảng 2,5 tấn/ha thì trong một vài năm trở lại đây, vườn cà phê của gia đình đã đạt đến 4-5 tấn/ha”.

Tương tự, cũng nhờ tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mà vườn rẫy của gia đình anh Y Dâng ở bon Glong Phe luôn xanh tốt, ít sâu bệnh. Theo anh cho biết, sau khi học hỏi được nhiều kiến thức, cùng với việc nâng cao chất lượng vườn cà phê thì anh còn biết trồng xen canh một số cây trồng như mít, sầu riêng, bơ…để tăng thu nhập cho gia đình.

Anh Y Dâng vui vẻ nói: “Tôi thấy tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ do địa phương tổ chức là rất bổ ích, nên việc đưa các loại giống cây, con năng suất cao vào sản xuất đã mang lại hiệu quả đáng kể. Nhờ chăm sóc bài bản, với 3 ha cà phê, niên vụ vừa qua gia đình thu về hơn 10 tấn nhân”.

Có thể nói, bằng việc thay đổi tư duy làm ăn, tích cực ứng dụng kỹ thuật vào thực tế sản xuất hàng ngày, đời sống của các hội viên, nông dân xã Quảng Sơn ngày càng được nâng lên đáng kể, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Điểm đến của dòng vốn FDI Điểm đến của dòng vốn FDI

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

26/11/2015
Vay vốn phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp nơi chờ đợi, chỗ thờ ơ Vay vốn phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp nơi chờ đợi, chỗ thờ ơ

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

26/11/2015
Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

26/11/2015
Ngôi nhà chung của ngư dân Ngôi nhà chung của ngư dân

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

26/11/2015
Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

26/11/2015