Quảng Ninh thí điểm kế hoạch phát triển nguồn lợi thủy sản Vịnh Hạ Long-Cát Bà

Tiểu dự án 2 được triển khai thực hiện từ năm 2014 đến tháng 7/2017 là một trong 2 tiểu dự án của “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà”.
Tiểu dự án 2 tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch quản lý theo hướng tiếp cận tổng hợp và nuôi trồng thủy sản bền vững trên Vịnh Hạ Long gắn với bảo tồn di sản; cộng đồng tham gia quá trình quy hoạch kế hoạch và thực hiện thí điểm trình diễn nuôi trồng thủy sản bền vững; tăng cường tuyên truyền thúc đẩy hợp tác đa ngành và sự tham gia của các bên liên quan...
Tại cuộc họp thông qua kế hoạch triển khai tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà”, do UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức sáng 20/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Huy Hậu yêu cầu Sở NN&PTTNT phối hợp với các đơn vị liên quan trong tháng 8/2015 phải phê duyệt xong dự án.
Trong đó có quy hoạch điểm nuôi trồng thủy sản kết hợp làm du lịch; chất liệu làm các nhà bè, ô lồng nuôi thủy sản, chủng loại thủy sản cần nuôi; lựa chọn doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án (chọn doanh nghiệp du thuyền Đông Dương); quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp và người dân.
Đồng thời giao cho TP. Hạ Long lựa chọn số hộ dân tham gia dự án và lưu ý TP. Hạ Long quan tâm ưu tiên 18 hộ dân đang làm nghề tại khu vực Cửa Vạn; giao cho Ban Quản lý Vịnh Hạ Long xây dựng quy chế hoạt động, tham quan của du khách đối với khu vực thực hiện dự án.
Về nguồn lực, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị tham gia chủ động nguồn vốn và giao Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh nguồn vốn hỗ trợ dự án.
Dự án “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Kinh phí tài trợ dự án hơn 691.000 USD, trong đó vốn không hoàn lại khoảng 623.000 USD, vốn đối ứng hơn 68.000 USD. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017.
Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ở địa phương trong và ngoài nước và đại diện cộng đồng có liên quan mật thiết đến quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long phát huy tinh thần hợp tác tích cực và có năng lực duy trì tính bền vững của cơ chế hợp tác.
Đồng thời, nâng cao nhận thức xã hội và sự quan tâm, nhìn nhận của công chúng, cơ quan quản lý Nhà nước về vai trò và sự hợp tác của các bên liên quan, đặc biệt là từ các tổ chức ngoài Nhà nước và cộng đồng trong việc bảo vệ và khai thác bền vững Vịnh Hạ Long.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 19-12, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Phòng Nông nghiệp huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) tổ chức tham quan mô hình nuôi vịt trời của gia đình ông Đào Thanh Bình, thôn Láng Cát, xã Tân Hải (huyện Tân Thành).

Nếu trước đó, tổ viên phải mua thức ăn qua đại lý, cửa hàng bán lẻ với giá cao thì khi tham gia mô hình hợp tác, tổ viên sẽ được hỗ trợ vốn, mua hàng trực tiếp của công ty với giá gốc. Đặc biệt, tổ viên sẽ được hưởng phần chiết khấu đầu vào được Ban quản lý tổ chia đều sau mỗi tháng hoặc quí.

Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.

Để tạo ra nguồn thức ăn lớn từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ đã hợp đồng với Công ty Green Nghệ An thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn cho gia súc tại Nghệ An”. Dự án được triển khai trên địa bàn xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương từ tháng 12/2013 đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Với giá bán hiện nay từ 75.000 - 85.000 đồng/kg bò hơi, người nuôi thu được hàng chục triệu đồng khi bán một con bò. Phương thức chăn nuôi bò tại nông hộ cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, chăn nuôi quy mô trang trại.