Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.
Có mặt tại khu vực Hói Hà, xã Hàm Ninh (Quảng Ninh), một trong những tâm điểm tôm nuôi bị dịch bệnh, chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Hà Xuân Hưng xác nhận: Khu vực Hói Hà kéo dài đến thôn Long Đại của xã Hàm Ninh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 27ha, nhưng chỉ trong thời gian 10 ngày phát sinh dịch bệnh đã có khoảng 35% diện tích tôm sắp thu hoạch bị nhiễm bệnh suy gan cấp. Đây là căn bệnh chưa từng có ở địa phương trong 10 năm nay. Bước đầu xác định nguyên nhân phát sinh mầm bệnh là do trời nắng nóng kéo dài và nguồn nước bị ô nhiễm ...
Ông Võ Thanh Thuần, chủ một trại tôm ở xã Hàm Ninh cho biết: Nhà tui có 3 hồ tôm với diện tích 9.000m2 và chỉ còn 1 tháng nữa sẽ thu hoạch, vậy mà 10 ngày liên tiếp bị dịch tấn công làm toàn bộ tôm nuôi trong hồ đã chết hết. Gia đình đã đầu hơn 100 triệu đồng, nay trắng tay.
Trong khi người dân đang lo lắng vì dịch bệnh ở tôm đang hoành hành thì chiều 12-6, trạm biến áp 100Kv phục vụ các hồ nuôi tôm ở địa bàn bị cháy và để cứu diện tích tôm còn lại, các hộ dân phải thuê biến áp từ Chi nhánh điện huyện Quảng Ninh với giá 12 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, việc thu hoạch lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang bước vào giai đoạn cuối. Năng suất thấp hơn, cộng với thị trường tiêu thụ lạc chủ yếu phụ thuộc vào thương lái của Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch nhiều bất ổn, nên tình hình xuất khẩu lạc năm nay được dự báo sẽ gặp khó khăn.

Với những ưu thế vượt trội, tôm càng xanh (TCX) được nhận định là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiến lược trong tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều chông gai để đối tượng này “bơi ra biển lớn”.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) là một trong số rất ít đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh ta đang trên đà làm ăn phát triển nhờ sản xuất kinh doanh đất rừng đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm.

Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…