Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.
Có mặt tại khu vực Hói Hà, xã Hàm Ninh (Quảng Ninh), một trong những tâm điểm tôm nuôi bị dịch bệnh, chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Hà Xuân Hưng xác nhận: Khu vực Hói Hà kéo dài đến thôn Long Đại của xã Hàm Ninh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 27ha, nhưng chỉ trong thời gian 10 ngày phát sinh dịch bệnh đã có khoảng 35% diện tích tôm sắp thu hoạch bị nhiễm bệnh suy gan cấp. Đây là căn bệnh chưa từng có ở địa phương trong 10 năm nay. Bước đầu xác định nguyên nhân phát sinh mầm bệnh là do trời nắng nóng kéo dài và nguồn nước bị ô nhiễm ...
Ông Võ Thanh Thuần, chủ một trại tôm ở xã Hàm Ninh cho biết: Nhà tui có 3 hồ tôm với diện tích 9.000m2 và chỉ còn 1 tháng nữa sẽ thu hoạch, vậy mà 10 ngày liên tiếp bị dịch tấn công làm toàn bộ tôm nuôi trong hồ đã chết hết. Gia đình đã đầu hơn 100 triệu đồng, nay trắng tay.
Trong khi người dân đang lo lắng vì dịch bệnh ở tôm đang hoành hành thì chiều 12-6, trạm biến áp 100Kv phục vụ các hồ nuôi tôm ở địa bàn bị cháy và để cứu diện tích tôm còn lại, các hộ dân phải thuê biến áp từ Chi nhánh điện huyện Quảng Ninh với giá 12 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Tại tỉnh Bến Tre, huyện Ba Tri phát triển nghề chăn nuôi vịt chạy đồng quy mô lớn nhất tỉnh. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ nuôi vịt thịt và nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian qua, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh lân cận Bến Tre, đã tác động mạnh đến đầu ra của sản phẩm gia cầm, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng

Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.

Do lo sợ dịch cúm gia cầm A/H5N1, người tiêu dùng ngại mua gà, vịt, trứng… khiến sức mua và giá của các sản phẩm này giảm mạnh. Theo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tình hình này nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân đối cung cầu và khiến ngành này điêu đứng.

Nhiều nông dân “tố” Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An (Đồng Nai) không thu hoạch kịp thời nên hàng ngàn hécta mía bị chết khô. Điều này dẫn đến năng suất, chữ đường của mía giảm, gây thiệt hại kép cho nông dân.