Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.
Có mặt tại khu vực Hói Hà, xã Hàm Ninh (Quảng Ninh), một trong những tâm điểm tôm nuôi bị dịch bệnh, chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Hà Xuân Hưng xác nhận: Khu vực Hói Hà kéo dài đến thôn Long Đại của xã Hàm Ninh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 27ha, nhưng chỉ trong thời gian 10 ngày phát sinh dịch bệnh đã có khoảng 35% diện tích tôm sắp thu hoạch bị nhiễm bệnh suy gan cấp. Đây là căn bệnh chưa từng có ở địa phương trong 10 năm nay. Bước đầu xác định nguyên nhân phát sinh mầm bệnh là do trời nắng nóng kéo dài và nguồn nước bị ô nhiễm ...
Ông Võ Thanh Thuần, chủ một trại tôm ở xã Hàm Ninh cho biết: Nhà tui có 3 hồ tôm với diện tích 9.000m2 và chỉ còn 1 tháng nữa sẽ thu hoạch, vậy mà 10 ngày liên tiếp bị dịch tấn công làm toàn bộ tôm nuôi trong hồ đã chết hết. Gia đình đã đầu hơn 100 triệu đồng, nay trắng tay.
Trong khi người dân đang lo lắng vì dịch bệnh ở tôm đang hoành hành thì chiều 12-6, trạm biến áp 100Kv phục vụ các hồ nuôi tôm ở địa bàn bị cháy và để cứu diện tích tôm còn lại, các hộ dân phải thuê biến áp từ Chi nhánh điện huyện Quảng Ninh với giá 12 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.

Biên Hòa vừa ban hành văn bản yêu cầu ngừng hoạt động nuôi chim yến và thu hút chim yến làm tổ trên địa bàn toàn thành phố.