Quảng Ninh (Quảng Bình) chú trọng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, các ngành, địa phương trong huyện tiếp tục thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển thủy sản; ưu tiên cho bà con ngư dân vay vốn để đầu tư phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và chế biến thuỷ hải sản.
Trong đó, chú trọng gắn đánh bắt với chế biến hải sản nhằm giải quyết lao động phụ nghề cá, tăng thu nhập cho ngư dân; đồng thời, tăng cường các chương trình khuyến ngư để chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao sản lượng, chất lượng nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại có giá trị hàng hoá cao.
Do vậy, bà con ngư dân các địa phương trong huyện đã chú trọng đầu tư đóng mới tàu và mua sắm ngư lưới cụ đánh bắt xa bờ; đồng thời thành lập các tổ, đội hợp tác khai thác trên biển vừa hợp tác đánh bắt vừa hỗ trợ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Hiện nay, toàn huyện có 385 tàu khai thác thủy sản, tăng 11 chiếc so với năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng khai thác đạt 979,1 tấn, tăng 10,77% so cùng kỳ. Trong đó có phần lớn hải sản có giá trị xuất khẩu cao.
Cùng với đó, toàn huyện có 1.069,55 ha nuôi trồng thủy sản; trong đó, nuôi nước lợ 120,26 ha, nước ngọt 949,29 ha (có 550 ha nuôi cá trên ruộng lúa). Mô hình nuôi cá lồng trên sông Long Đại, sông Kiến Giang và sông Nhật Lệ cũng được phát triển với 106 lồng cá, tăng 71 lồng so cùng kỳ. Các hộ nuôi tôm trên cát ở Hải Ninh mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 6 tháng đạt 683 tấn, tăng 38,75% so cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 407 tấn, tăng 46,99%; nuôi nước ngọt 276 tấn, tăng 28,14% .
Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết thêm, thời gian gần đây ở tại một số nguồn nước sông, hồ chứa trên địa bàn huyện đang xảy ra tình trạng người dân khai thác thủy sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt như dùng xung điện, chất độc có chiều hướng gia tăng làm hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường sống... Bên cạnh đó, do thời tiết và môi trường nước thay đổi thất thường dễ phát sinh dịch bệnh cho thủy sản ở các diện tích nuôi trồng...
Vì vậy hiện nay, UBND huyện đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương tích cực triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; phấn đấu thu hoạch tất cả diện tích nuôi trồng thủy sản trước mùa mưa bão sắp đến.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể; UBND xã, thị trấn tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/UBND của UBND huyện về việc ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc... để khai thác thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần sản xuất nhựa và chế biến nông sản Việt Tân đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản ớt, xoài sấy theo quy trình khép kín và sản xuất rổ nhựa chứa sản phẩm nông sản khi vận chuyển và tiêu thụ.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nên thời gian qua, nghề nuôi cá bớp trong lồng bè ở đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Từ đầu năm đến nay, toàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) trồng mới 5,78ha thanh long, nâng tổng số diện tích thanh long toàn xã lên hơn 928ha. Thời điểm này, bệnh đốm nâu trên cây thanh long xuất hiện trở lại nên bà con đang tích cực phòng trừ. Mới đây, trên địa bàn xã đã thực hiện 50 điểm xử lý bệnh đốm nâu ủ bằng chế phẩm BIO-ADB và 20 điểm xử lý bằng vôi.

Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.