Quảng Ninh: Nuôi Nghêu Ở Xã Quảng Minh Cần Một Cú Huých

Sau nhiều năm nuôi thả nghêu, năm được mùa, năm mất mùa do thiên tai... đến năm 2013, những người nuôi nghêu ở xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đã chủ động được hơn khi có sự bảo hộ của Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà - một tổ chức do chính họ lập ra.
Nỗi niềm người nuôi nghêu
Trong nhiều năm qua, dù đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho bãi nuôi, lưới, cọc, chòi coi và con giống… nhưng người nuôi nghêu ở xã Quảng Minh luôn thất bại nhiều hơn thành công. Một trong những nguyên nhân chính là do chịu sự chi phối quá lớn vào các thương nhân, lái buôn Trung Quốc.
Anh Phạm Văn Lâm, ở thôn 3, xã Quảng Minh chia sẻ, cách đây không lâu nghề nuôi nghêu ở xã Quảng Minh đã may mắn có được một mùa bội thu với sản lượng gấp nhiều năm trước đó. Sự hy vọng có được cơ hội cải thiện cuộc sống, trang trải nợ nần nhưng rồi sớm bị vụt tắt khi lái buôn Trung Quốc ép giá từ 25.000 đồng/kg xuống còn 13.000 đồng/kg.
Vậy là trừ chi phí đầu tư, có hộ… hết lãi. Anh Lâm cho rằng, đây cũng chính là điểm yếu của người nông dân khi sản phẩm của họ chưa có tổ chức, doanh nghiệp bảo hộ, đảm bảo đầu ra và bình ổn giá bền vững cho sản phẩm.
Một người dân khác cũng tâm sự: Sau cơn bão Haiyan năm 2013, hơn 100 triệu đồng dự định dành dụm để dành xây nhà nhưng đem đầu tư vào nuôi nghêu đã mất trắng. Năm nay, tôi lại vay mượn trên 100 triệu đồng từ anh em họ hàng để tiếp tục đầu tư thả nghêu. Dù biết là khó nhưng vẫn phải làm vì bén duyên với nó rồi.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm HTX Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà cũng khẳng định, bão lũ năm 2013 đã làm thiệt hại 90% tài sản của bà con nuôi nghêu, nhiều hộ phải chật vật mới có được vốn để tiếp tục xuống giống cho vụ nghêu mới.
Để khắc phục những rủi ro của bà con, một sáng kiến được đề ra đó là hình thành HTX Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà. Theo đó, HTX được thành lập vào tháng 6-2013 với 20 hội viên tham gia nuôi trồng thuỷ hải sản ở xã Quảng Minh. Các thành viên trong Hợp tác xã (HTX) đều có ít nhất 2ha diện tích bãi triều để nuôi trồng, phát triển sản lượng nghêu.
Những hy vọng đổi thay
HTX Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà thành lập với mục đích để bà con nuôi nghêu hỗ trợ nhau về con giống, kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, cùng phòng chống thiên tai, dịch bệnh và có thể đổi công cho nhau giống như trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Bùi Văn Toàn, Chủ nhiệm HTX cho biết, mục tiêu của HTX không chỉ là nơi bà con giúp đỡ lẫn nhau mà còn giúp cho nghề nuôi nghêu ở địa phương phát triển bền vững, xây dựng mô hình kinh tế, thực hiện xây dựng NTM và giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông nhàn trong toàn huyện.
Ông Toàn khẳng định thêm, vào các thời điểm thu hoạch, có hộ nuôi nghêu đã thuê tới 80 nhân công tại địa phương với mức 200.000 đồng/người/7-8 giờ công.
Hiện tại HTX Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà đã có đủ tư liệu để phát triển nuôi trồng; lao động và nguồn nhân lực dồi dào. Hướng tới HTX đang tích cực huy động tài chính để mở rộng diện tích, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và từng bước ổn định giá cả cho các hộ nuôi trồng.
Bên cạnh đó, HTX cũng đã có phương án giải quyết giống cho bà con trên cơ sở xúc tiến đầu tư xây dựng trại giống riêng cho HTX để đảm bảo chất lượng giống. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng chưa được thực hiện do gặp khó khăn trong thủ tục đất đai và khả năng tài chính.
Hầu hết các hộ nuôi nghêu đều quyết tâm phát triển quy mô một cách đồng bộ và lâu dài, vì vậy họ mong muốn có sự quan tâm đặc biệt từ phía địa phương mà trước mắt là tạo điều kiện để những dự định của HTX có thể được trở thành hiện thực, đem lại lợi ích cho người nuôi trồng và kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.