Quảng Ninh nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa

Mô hình có quy mô 100 m3, mật độ 10 con/m3, với 02 hộ tham gia. Mô hình thả giống vào ngày 06/04/2015, sau 45 ngày thả giống, cá khỏe mạnh, lớn nhanh, tại thời điểm kiểm tra cá đạt cỡ trung bình 90 - 100g/con (cỡ giống 30g/con), tỷ lệ sống cao trên 90%. Một số con bị chết là do bị xây xước trong quá trình vận chuyển, một số bị chết do mắc phải lưới lồng, không có cá chết do bệnh và sốc môi trường. Các hộ tham gia mô hình đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và các biện pháp cho ăn, phòng bệnh cho cá.
Anh Nguyễn Tất Hùng (chủ hộ tham gia mô hình) cho biết, bên cạnh lồng nuôi cá lăng của mô hình, nhà anh có thả thêm 1 ô lồng nuôi cá trắm cỏ và cá chép, tuy nhiên sau vài cơn mưa đầu mùa số cá này bị chết rất nhiều, những năm trước đây khi nuôi cá lồng cũng gặp tình trạng tương tự. Anh Hùng cũng cho biết, sau khi mô hình kết thúc, dựa vào kinh nghiệm nuôi cá lăng đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư chuyển giao và việc đánh giá hiệu quả từ mô hình nuôi cá lăng, gia đình anh sẽ có những kế hoạch mở rộng tập trung vào nuôi đối tượng này.
Với đặc thù là huyện miền núi nhiều đồi núi và thung lũng, Tiên Yên hiện có khoảng 12 hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp có khả năng nuôi trồng thủy sản, mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” triển khai thành công sẽ mở ra một hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.