Quảng Ninh đề phòng dịch bệnh cho tôm nuôi mùa nắng nóng

Tuy nhiên, vừa qua, tại một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Vì vậy, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi tôm phải triệt để xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh để dịch bệnh lây lan.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, trong những ngày gần đây, tại Móng Cái đã xuất hiện hiện tượng tôm nuôi bị chết do dịch bệnh. Đây là các bệnh nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch theo Thông tư 38/2012/TTBNNPTNT. Hiện nay, Chi cục Thú y đang phối hợp với Phòng Kinh tế TP Móng Cái xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích nuôi tôm có tôm chết tại Móng Cái đã tăng lên, ước khoảng hơn 100ha.
Để tránh thiệt hại lớn, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản khuyến cáo các hộ nuôi tôm cần nhanh chóng thu hoạch tôm để tránh lây lan. Đối với các ao nuôi nhiễm bệnh, cần đóng chặt cống và xử lý triệt để mầm bệnh trong ao bằng chlorine 300kg/10.000m3 nước kết hợp quạt nước trong 3 - 5 ngày trước khi xả thải ra ngoài môi trường; thực hiện kiểm tra lưu hành dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính tại ao nuôi, nguồn nước, trước khi thả giống nuôi vụ tiếp theo. Đối với các hộ xung quanh, cần sử dụng các loại hoá chất phòng dịch bệnh như: Vicato, virkon… hoặc các hoá chất có hoạt tính tương tự được phép lưu hành tại Việt Nam, liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho tôm nuôi.
Được biết, không chỉ ở Móng Cái, mà hiện nay một số địa phương trong tỉnh cũng đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dịch bệnh đối với tôm nuôi. Ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục Thú y đã tiến hành thu, gửi phân tích xét nghiệm 246 mẫu bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử cơ trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm, các cơ sở sản xuất tôm giống; kết quả phát hiện 8/130 mẫu tôm sú dương tính với virus gây bệnh đốm trắng, 2/130 mẫu tôm sú dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại xã Hải Lạng - Tiên Yên. Theo thông tin của một số hộ dân nuôi tôm tại Uông Bí, trên địa bàn thành phố cũng đã xuất hiện một số ao nuôi có hiện tượng tôm chết rải rác.
Ông Thiều Văn Thành, Phó Giám đốc Chi cục Thú y cho biết: Chi cục đang phối hợp với Phòng Kinh tế các địa phương có tôm nuôi bị chết, thực hiện khoanh vùng, xử lý dịch bệnh. Chính quyền địa phương và các hộ nuôi tôm cần theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn; kiên quyết khoanh vùng, xử lý dứt điểm các ổ dịch để tránh lây lan. Đặc biệt hiện nay với thời tiết nắng nóng bất thường, các địa phương và các hộ nuôi trồng thuỷ sản cần chủ động phòng tránh nắng nóng cho các hồ nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.