Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng

Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng
Ngày đăng: 30/09/2014

Con ngán có giá trị kinh tế cao nhưng từ trước tới nay bà con ngư dân khai thác theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không quan tâm tới việc bảo tồn nên nguồn lợi này có nguy cơ cạn kiệt cao.

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Theo ông Lý Văn Giểng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tiên Yên, thôn Cái Khánh, xã Đông Hải có khoảng 105ha vùng triều để khai thác ngán tự nhiên và các nguồn lợi hải sản khác.

Và Sở KH&CN đã phối hợp với các đơn vị tư vấn quy hoạch hơn 105ha diện tích quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi ngán tại thôn cái Khánh, xã Đông Hải, bao gồm 3 khu vực: Cồn Điệp, Mom Khánh và Cái Đá; đồng thời năm 2013, Sở đã triển khai mô hình quản lý nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng khu vực này.

Đây là mô hình điểm sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi ngán bền vững dựa vào cộng đồng, làm cơ sở rút kinh nghiệm triển khai cho các địa phương trên toàn địa bàn tỉnh.

Theo đó, tháng 8-2013, Ban quản lý (BQL) thôn Cái Khánh thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi ngán được quy hoạch tại Cái Khánh, xã Đông Hải.

Ông Lương Văn Đài, trưởng thôn Cái Khánh cho biết: “Hoạt động của BQL thôn theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bình đẳng, công khai và tự chịu trách nhiệm trước nhân dân trong thôn và pháp luật của Nhà nước.

Quy chế hoạt động, quy ước bảo vệ khu vực khai thác ngán tự nhiên, quy chế quản lý các cơ sở có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngán đã được xây dựng và được đông đảo người dân trong thôn Cái Khánh đồng tình ủng hộ”. Để mô hình thực hiện, hiệu quả và thành công, BQL thôn Cái Khánh đã xây dựng một sa bàn khu vực mô hình đặt tại Nhà văn hoá của thôn.

Đây là công cụ tuyên truyền, đồng thời là công cụ hướng dẫn người dân tham gia mô hình. Bên cạnh đó, BQL thôn còn xây dựng 10 cọc mốc cảnh báo, báo hiệu khu vực quản lý, bảo vệ khai thác và nuôi ngán của thôn Cái Khánh.

Không những vậy, xã Đông Hải còn thành lập 1 tổ tuần tra có từ 7 - 10 thành viên, được nhân dân giới thiệu làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ khu vực thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi ngán dựa vào cộng đồng thường xuyên và định kì.

Để việc triển khai mô hình được thuận lợi, Sở KH&CN đã phối hợp với đơn vị tư vấn hỗ trợ dụng cụ khai thác, con giống, dụng cụ bảo vệ bãi khai thác (tàu thuyền, cọc mốc, biển báo, bảng tin) cho xã Đông Hải. Chẳng hạn như: Hỗ trợ 20 bộ công cụ khai thác ngán (dụng cụ xăm chọc ngán, dụng cụ bảo hộ, ủng và găng tay, dụng cụ bảo quản như thùng xốp, túi lưới, sục khí...), hỗ trợ 1 đợt thả ngán giống và hỗ trợ 2 thuyền gỗ cho hoạt động tuần tra kiểm soát...

Ông Đào Quốc Thượng, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: “Đến nay, việc triển khai mô hình quản lý nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng tại thôn Cái Khánh, bước đầu đã làm thay đổi thái độ của người dân và chính quyền địa phương.

Người dân được nâng cao nhận thức về nhiều mặt như Luật Thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, kỹ thuật khai thác. Những người lấn chiếm đất bãi triều đã chấp nhận tham gia vào mô hình và đóng góp hội phí.

Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của mô hình trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của huyện. Tại những khu vực được khoanh vùng quản lý bền vững nghề khai thác ngán, nguồn lợi ngán đã bắt đầu quay về với vùng bãi triều ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Cho Gieo Trồng Vụ Xuân Chủ Động Cho Gieo Trồng Vụ Xuân

Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.

12/02/2015
Mô Hình Trồng Cây Khoai Tây Vụ Đông Cho Năng Suất Cao Mô Hình Trồng Cây Khoai Tây Vụ Đông Cho Năng Suất Cao

Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.

12/02/2015
Khi Doanh Nghiệp Đồng Hành Với Nông Dân Khi Doanh Nghiệp Đồng Hành Với Nông Dân

Vẫn là những người nông dân ấy, vẫn là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhưng, bàn tay “bà đỡ” đang giúp những người nông dân được tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, có ứng dụng khoa học - kỹ thuật, được trở thành một nhân tố trong chuỗi liên kết sản xuất, để rồi đây, họ có cơ hội vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

12/02/2015
Diêm Dân Thoát Nghèo Nhờ Trồng Táo Bán Tết Diêm Dân Thoát Nghèo Nhờ Trồng Táo Bán Tết

Táo ở Bàng La được nhiều người dân đất cảng ưa thích bởi có vị ngọt thanh, giòn, thơm, mọng nước mà hiếm loại táo ở nơi khác có được. Về mảnh đất ven biển dịp này là những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo đầy quả đang chuyển màu vàng nhạt chờ tay người hái.

12/02/2015
Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết

Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.

12/02/2015