Quảng Ngãi: Triển Vọng Từ Nuôi Hàu Thái Bình Dương

Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.
Những thành công bước đầu
Ông Văn Công Thanh người đầu tiên khởi nghiệp nuôi hàu Thái Bình Dương ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) cho biết: “Ưu điểm nổi bật là nuôi hàu không phải cho ăn như nuôi cá, tôm. Thức ăn của hàu có sẵn trong nước như rong, tảo, mùn bã hữu cơ…”.
Vào tháng 4.2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, ông Thanh thả nuôi 12.500 con hàu, trọng lượng bình quân 95 con/kg trên diện tích thử nghiệm chỉ 50m2, mật độ thả nuôi 250 con/m2. Hàu được nuôi trong lồng bằng tre đặt dưới chân cầu Thạnh Đức. Đây là nơi kín gió, độ mặn cao và nguồn nước lên xuống thường xuyên, ổn định quanh năm, tàu thuyền ít qua lại, độ sâu hơn 4m.
Qua một tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, trọng lượng bình quân đạt 40 con/kg. Đến lúc 6 tháng, kích cỡ hàu giống đạt 12 con/kg, thu hoạch đạt 677kg. Với giá bán hiện nay 32.000 đồng/kg, ông Thanh thu được hơn 21,6 triệu đồng.
Theo ông Thanh, nuôi hàu Thái Bình Dương rất dễ, chỉ tốn công làm vệ sinh. Nếu làm tốt khâu này, hàu sẽ lớn rất nhanh. Một vốn cho bốn, năm lời lại không lo rủi ro. Mới chỉ thành công từ 1 vụ nuôi nhưng ông Thanh đã có đối tác đặt hàng lâu dài tại tỉnh Khánh Hòa.
Triển vọng
Từ những thành công bước đầu cho thấy, hàu Thái Bình Dương có khả năng thích nghi và phát triển tốt tại vùng biển xã Phổ Thạnh. Trước đó hàu Thái Bình Dương cũng được nuôi thử nghiệm thành công tại xã Bình Thuận (Bình Sơn).
Hàu Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hàu là một loài ăn lọc (nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên). Tốc độ tăng trưởng của hàu nhanh, khả năng phân bố rộng, Chính do những giá trị đó mà hàu có thị trường tiêu thụ rộng cả trong nước và xuất khẩu. Hiện nay Hàu Thái Bình Dương đã được nuôi ở 64 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thịt hàu Thái Bình Dương là thực phẩm quý, bên cạnh có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp, không chứa các cholectoron xấu, hàu còn có giá trị trong y học như giúp làm giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, hàu còn có chức năng lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái, thích hợp để nuôi cá lồng trên biển và nuôi tôm trong vùng ven biển.
Ở Việt Nam hiện nay, giống hàu Thái Bình Dương đã có nhiều nơi nuôi thành công như ở Huế, Quảng Ninh... Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển hơn 130km, dọc theo bờ biển có nhiều cửa biển lớn, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.
Trong vài năm gần đây, người nuôi tôm trong tỉnh liên tiếp phải đối mặt với thất bại, thua lỗ do dịch bệnh. Đây là cơ hội để người dân có điều kiện chuyển đổi sang mô hình mới có hiệu quả hơn, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.