Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng

Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng
Ngày đăng: 20/10/2014

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.

Niên vụ năm nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi trồng trên 20.500ha mì, năng suất bình quân khoảng 18,5 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 380.000 tấn.

Đối với diện tích mì ở những vùng trũng thấp, mới bước vào mùa mưa nông dân đã vội thu hoạch, nhằm tránh thiệt hại nếu có bão, lũ xảy ra. Tại xã Tịnh Hà, vùng nguyên liệu mì lớn nhất huyện Sơn Tịnh, mặc cho những cơn mưa nặng hạt kéo dài, nhiều nông dân vẫn hối hả ra đồng thu hoạch mì.

Thế nhưng, đến thời điểm này Tịnh Hà cũng chỉ mới thu hoạch được khoảng 25% diện tích. Bà Lê Thị Bông, ngụ thôn Hà Nhai Bắc, cho biết: "Vụ mì năm nay, gia đình tôi trồng được 1ha. Mặc dù mì chưa đạt "độ chín" như mong muốn, nhưng gia đình vẫn tiến hành thu hoạch. Mấy ngày nay mưa to kéo dài, chân ruộng thấp nên rất khó thoát nước. Mình mà "ngâm" mì đợi giá thì củ bị thối hết. Chúng tôi không dại gì “đánh cược” với trời".

Với giá thu mua mì tại hai nhà máy sản xuất tinh bột mì Tịnh Phong và Sơn Hải hiện nay là 1.900 đồng/kg có 30% độ bột, nông dân thu khoảng từ 38 - 47,5 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hầu hết mì đầu vụ chỉ cho độ tinh bột từ 25 - 27% nên nông dân chỉ thu được khoảng 35 - 45 triệu đồng/ha. Nhiều nông dân cho biết, với giá thu mua như vậy, trừ hết chi phí, họ vẫn thu lãi cao.

Ông Đinh Ôn, ngụ thôn Hà Bắc, xã Sơn Hạ (Sơn Hà) một trong những hộ dân nhiều năm gắn bó với cây mì chia sẻ: "Gia đình tôi trồng khoảng 2ha mì, ước tính thu được khoảng 40 tấn. Ý định vẫn muốn để mì đến cận Tết Nguyên đán mới bán, nhưng vì mưa kéo dài, nếu để lâu ở vùng đất trũng, mì sẽ hỏng hết.

Giá thu mua có giảm nhẹ so với năm trước, nhưng nhìn chung, tôi và nhiều bà con trồng mì trong thôn vẫn yên tâm. Giá mì ổn định, mình “a lô” là có người đến mua ngay, không chầu chực như nhiều loại nông sản khác”.

Ông Lê Minh - Phó Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột mì Sơn Hải cho biết: "Tổng diện tích trồng mì năm nay của các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long khoảng 6.000ha, trong đó có khoảng 2.000ha nằm trong vùng trũng thấp. Từ đầu năm đến nay, nhà máy đã thu mua của bà con gần 55.000 tấn mì nguyên liệu, sản xuất 14.000 tấn sản phẩm tinh bột.

Dự kiến từ nay đến cuối năm nhà máy thu mua đạt sản lượng 120.000 tấn, sản xuất 30.000 tấn tinh bột. Để nông dân đồng hành cùng với nhà máy, gắn bó lâu dài với cây mì, quan điểm của nhà máy là luôn ưu tiên thu mua mì nằm trong diện có nguy cơ ngập úng cao, nhằm giảm thiệt hại cho bà con”.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân đang thiệt kép rất lớn Nông dân đang thiệt kép rất lớn

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)

05/10/2015
Một niên vụ thất bát Một niên vụ thất bát

Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.

05/10/2015
Tăng sản phẩm chế biến sâu càphê, hồ tiêu Tăng sản phẩm chế biến sâu càphê, hồ tiêu

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...

05/10/2015
Mở rộng diện tích cam sành Mở rộng diện tích cam sành

Vị Xuyên là một trong 3 huyện trọng điểm phát triển cây cam sành của tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, năm 2015, huyện sẽ trồng mới 200ha cam sành. Trong tháng 7 và tháng 8, Vị Xuyên đã trồng mới được 150ha cam sành trên địa bàn 9 xã, thị trấn, nâng tổng diện tích cam sành lên 480ha.

05/10/2015
Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông đến từ các huyện trong tỉnh.

05/10/2015