Quảng Ngãi, Quảng Nam Thả Cá, Tôm Giống Tái Tạo

Nhân Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4), các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tiến hành thả cá, tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2014.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh vừa phối hợp với huyện Ba Tơ tổ chức thả 50.000 con cá chép giống tại Sông Liên và Hồ chứa nước Suối Loa (xã Ba Động).
Hiện Trung tâm cũng đang triển khai chuẩn bị thả tiếp 60.000 con cá chép giống trên các đoạn sông và hồ chứa nước tại huyện miền núi Tây Trà.
Nguồn cá giống được lấy từ trại Thực nghiệm sản xuất giống Thủy sản nước ngọt Đức Phổ, Quảng Ngãi. Đây là những giống cá có giá trị kinh tế, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, sinh sản và phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên.
Tại tỉnh Quảng Nam, trong ngày 26/3, Trung tâm giống thủy sản tỉnh đã thả 50kg tôm càng xanh mẹ đang mang trứng (100 con/kg) và 20kg tôm bố (100 con/kg) xuống sông Tam Kỳ để tái tạo nguồn lợi thủy sản quý giá này. Đây là lượng tôm càng xanh được Trung tâm tự sản xuất. Việc sản xuất thành công giống tôm càng xanh mở ra cơ hội lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản của Quảng Nam, bởi đây là loài thủy sản có giá trị kinh tế rất cao.
Ngoài việc thả tôm, cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo cân bằng sinh thái, các địa phương còn tích cực vận động tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khuyến khích người dân không sử dụng các loại ngư cụ đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như xung điện, chất nổ, mắc lưới không đảm bảo theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.