Quảng Ngãi Phát Hiện Ổ Dịch Cúm A/H5N1, A/H5N6

12.000 con chim cút ở Quảng Ngãi bị phát hiện nhiễm vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6.
Ngày 18-12, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 12.000 con chim cút của gia đình ông Phạm Hoàng Điệp, ở đội 8, thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sau khi phát hiện đàn chim cút nhiễm vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6.
Toàn bộ số chim cút trên được gia đình ông Điệp nuôi đến nay là 7 tháng tuổi. Theo lời ông Điệp, ngày 15-12, ông phát hiện có nhiều con chim cút chết bất thường và báo với chính quyền địa phương. Sau khi gửi mẫu xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng 4 kiểm nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6.
Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.
Nguồn bài viết: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/quang-ngai-phat-hien-o-dich-cum-ah5n1-ah5n6-20141218165427474.htm
Có thể bạn quan tâm

Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.

Cùng với dự báo XK tôm của Thái Lan khó có thể phục hồi trước QII/2015 do tác động của EMS (Hội chứng tôm chết sớm), kim ngạch XK của Thái Lan trong tám 8tháng đầu năm 2014 đã giảm trên tất cả các thị trường.

Khi ghé vào bất kỳ điểm bán chuối hột nào ở khu vực này, người mua thường được giới thiệu… về chuối, không phải ăn như thế nào, mà là công dụng trị bệnh của nó. Ghé một điểm bán dựng bảng quảng cáo nét chữ viết bằng tay “Kim Nhĩ, bán chuối hột sỉ và lẻ, điện thoại…”, cô bán hàng vui vẻ chào mời.

Đến thời điểm này, huyện Phú Tân đã thu hoạch hơn 1.200 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Những tháng đầu năm, tình hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện gặp khó khăn về giá cả, thiếu điện cũng như các yếu tố đầu vào tăng cao; tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp vẫn tăng khá cao.

Quảng Hợp có diện tích đất rừng khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển mô hình chăn nuôi dê thả rừng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê núi của một số hội viên điển hình, Hội Nông dân xã đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, từ những mô hình chăn nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê thả rừng.