Quảng Ngãi Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.
10 cánh đồng mẫu lớn trên được thực hiện ở 4 huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn, Tư Nghĩa đều cho năng suất bình quân từ 63-68 tạ/ha/vụ, đạt giá trị thu hoạch trên 64 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận tăng từ 3-4 triệu đồng/ha so với sản xuất bình thường.
Kết quả trên là nỗ lực của ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong việc xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu lớn tại các địa phương nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho nông dân.
Để tiếp tục nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn đạt hiệu quả bền vững ở nhiều địa phương, tỉnh Quảng Ngãi sẽ có chính sách khuyến khích gắn với quy hoạch cánh đồng mẫu lớn và hỗ trợ đầu tư về vốn, giống, kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng mối liên kết giữa 4 nhà cùng tham gia trong việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Đồng thời gắn việc dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích và thực hiện đồng bộ các loại quy hoạch nông thôn mới.
Trong năm 2014, tỉnh Quảng Ngãi đề ra mục tiêu sản xuất đạt 474.206 tấn lương thực, trong đó sản lượng lúa đạt 417.051 tấn, năng suất bình quân 56,1 tạ/ha. Riêng vụ Đông Xuân 2013-2014, toàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ gieo sạ 38.800 ha, phấn đấu đạt sản lượng trên 220.000 tấn, năng suất đạt 56,6 tạ/ha.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.