Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới

Trên cùng một diện tích canh tác, việc thay đổi giống cây trồng kịp thời, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Nông dân phấn khởi“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.
Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.
Không lo ngập úng trong mùa mưa, với diện tích đất trồng mì nằm ở nơi cao ráo, bà Mai đang chờ ngày nắng để thu hoạch 3 sào mì của mình. “Để càng lâu ngày, mì càng chắc củ, đặc bột, bán chắc chắn được giá hơn”, bà Mai cho hay.
Ông Nguyễn Quang Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Điền cho biết, giống mì KM94 là giống truyền thống ở địa phương. Qua thời gian, giống mì này thoái hóa dần, năng suất không còn cao như trước. Từ khi chuyển sang trồng giống mì NA1 nó sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương. Nông dân vừa bán được củ mì, vừa bán được cây giống với giá 1.000 đồng/cây, nên người dân phấn khởi lắm.
Triển vọng giống mới
Mì là một trong những giống cây trồng truyền thống của tỉnh. Lâu nay hầu hết nông dân đều sử dụng giống KM94 là giống chủ lực. Trong khi đó ở các tỉnh miền Nam có diện tích trồng mì giống KM94 đã, đang bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng. Ở các huyện miền núi Quảng Ngãi, giống mì KM94 cũng đã bị bệnh chổi rồng, làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.
Đối với huyện Tư Nghĩa, nhất là các xã khu tây, năng suất giống mì KM94 bị ảnh hưởng do bệnh chổi rồng phát sinh ở vùng trồng mì lâu năm, đất bạc màu. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này.
Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết, trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến nông huyện đã thực hiện mô hình trồng giống mì mới NA1 tại xã Nghĩa Điền, sau đó nhân rộng ra các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thuận. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống, 30% giá vật tư. Trong quá trình người dân trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch đều có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn. Vụ mì đến lúc thu hoạch có Hợp tác xã thu mua hết sản phẩm. Cây mì được mua về nhân giống. Từ 2ha mô hình ban đầu, đến nay trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 50ha đất trồng mì giống NA1.
Trong năm 2015, cùng với việc đưa thêm giống KM140 vào cơ cấu giống mì giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn giống để trồng, Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa đang triển khai cung ứng giống lúa Thiên ưu 18 là giống có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt, triển vọng trên 15ha ở các xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung trong vụ đông xuân 2014 – 2015. Bên cạnh đó, Trạm đưa vào trình diễn mô hình trồng mía giống K8329 cho năng suất từ 70 - 80 tấn/ha, tiến tới thay cho các giống cũ có năng suất khoảng 55 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

Con bò cái “đặc biệt” của gia đình ông Cao Xuân Sơn, trú tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa sinh 2 con bê con cùng một lúc. Sự kiện hy hữu này đã thu hút rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.