Quảng Ngãi được hỗ trợ gần 15 tỷ đồng để giữ đất lúa

Cụ thể, 9 tỉnh được bổ sung kinh phí gồm: Quảng Ngãi 14,905 tỷ đồng, Bắc Ninh 13,750 tỷ đồng, Thanh Hóa 64,792 tỷ đồng, Đà Nẵng 1,093 tỷ đồng, Tây Ninh 25,486 tỷ đồng, Vĩnh Long 35,600 tỷ đồng, Hậu Giang 41,194 tỷ đồng, Đồng Tháp 113,067 tỷ đồng và Kiên Giang 160,993 tỷ đồng.
Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diện tích đất canh tác đang giảm đi nhanh chóng... Để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2015 về quản lý, sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.
Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Đối với diện tích đất khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hoang...
Ngoài ra, một phần nguồn kinh phí trên cũng dành để kiên cố hóa kênh mương nội đồng, sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.

Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.