Quảng Ngãi Chi 31,5 Tỷ Đồng Giúp Ngư Dân Đánh Bắt Ở Biển Xa

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa có quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích khai thác hải sản trên các vùng biển xa đợt 1 năm 2014 với tổng kinh phí gần 31,5 tỷ đồng.
Cụ thể, 325 tàu chuyên khai thác hải sản trên vùng biển xa thuộc các huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, Mộ Đức và Đức Phổ được hỗ trợ nhiên liệu với tổng số tiền là 30,774 tỷ đồng; hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và thuyền viên trên tàu cho 32 tàu với tổng số tiền là hơn 97 triệu đồng; hỗ trợ chi phí mua máy thông tin liên lạc cho 22 tàu với số tiền là 616 triệu đồng.
Việc hỗ trợ này sẽ giúp tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt trên các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa có điều kiện vươn khơi và yên tâm hành nghề trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Cùng với việc hỗ trợ ngư dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu hoạt động đánh bắt thủy sản.
Công tác đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá, đội tàu cá phát triển theo hướng hiện đại, đảm bảo khai thác xa bờ an toàn, giảm thiểu tai nạn.
Công tác giáo dục, phổ biến kiến thức phòng chống lụt bão, nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển và các quy định về báo hiệu được đẩy mạnh tuyên truyền.
Ngư dân được cung cấp đầy đủ thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để liên hệ khi có sự cố.
Cơ quan thanh tra chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi không có biển số, không mang đủ phao cứu sinh và trang thiết bị an toàn.
Công tác quản lý an toàn kỹ thuật tàu cá được tăng cường từ khâu xét duyệt thiết kế; thực hiện các bước kiểm tra, giám sát an toàn kỹ thuật theo quy chế; tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với các tàu cá không đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.

Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.

Hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tại thời điểm này đều bị giảm giá tới 50-60%, song vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo nhận định, với đà giảm giá này, có thể khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân rơi vào khủng hoảng, thậm chí tê liệt.