Quảng Ngãi Cảnh Giác Thương Lái Thu Mua Chuối Giá Cao

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ khoảng gần 140.000ha (cao hơn cùng kỳ năm trước hơn 68.000ha).
Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.
Tại Hà Nội, hiện nay, lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại trên các trà lúa mùa mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2. Hiện nay, bọ rầy non đã nở rộ, dự kiến sẽ gây hại mạnh từ đầu tháng 9 - 10/9 và gây cháy ổ cục bộ từ 5 - 15/9.
Do đó, để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do bọ rầy gây ra, Sở NN&PTNT Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo địa phương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chủ động phòng trừ kịp thời không để bọ rầy gây hại trên diện rộng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại và các biện pháp phòng trừ bọ rầy hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ ngày 1/9/2014 đến nay, nhiều thương lái lùng sục các địa phương trong tỉnh để thu mua chuối lùn với số lượng lớn. Sau khi thu mua thương lái bán chuối lùn cho chủ thu mua (chủ vựa), chủ vựa chia ra thành từng nải nhỏ nhúng vào thùng chứa nước trong đó có pha một lọ thuốc không rõ nguồn gốc và sau đó đóng gói trong thùng giấy carton đưa đi tiêu thụ.
Với giá thu mua cao như hiện nay, nhiều người dân đã tranh thủ thu hoạch chuối để bán. Trước tình trạng giá chuối tăng bất thường, nông dân không nên ào ạt đốn chặt bỏ những loại cây khác để chuyển sang trồng chuối, rất dễ gặp rủi ro vì đây chỉ là tính nhất thời.
Chuối lùn được nhiều thương lái thu mua ở các huyện Bình Sơn, Tịnh Ấn Tây – TP Quảng Ngãi và xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh để bán cho chủ vựa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, thương lái thu mua chuối, huyện Bình Sơn cho biết: “Giá thu mua tại vườn chuối là 5 ngàn đồng/kg, giá thương lái bán lại cho chủ vựa là 6 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi thương lái thu mua hơn 1,5 tấn đến 1,7 tấn chuối/ngày, số lượng bao nhiêu chủ vựa cũng gom thu mua”.
Sau khi thu mua các buồng chuối, chủ vựa chia ra thành từng nải nhỏ nhúng vào thùng chứa nước trong đó có pha một lọ thuốc không rõ nguồn gốc. Chuối mua xong được đóng gói trong thùng giấy carton đưa đi tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên tại xã Tịnh Hà có thương lái đến mua chuối với số lượng lớn, giá bán cao nên người dân tranh thủ thu hoạch chuối để bán.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Công an xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Họ mua chuối rồi cắt ra từng nải nhúng vào nước, nhúng xong đóng vào thùng giấy, đây là hành động bất thường, từ trước đến giờ chưa có tình trạng như thế này…”.
Xã Tịnh Hà hiện có khoảng 60 ha diện tích trồng chuối với hơn 100 hộ chuyên trồng chuối, chủ yếu ở khu vực ven sông Trà Khúc. Trong đó, nhiều hộ thu nhập chính của gia đình từ cây chuối. Chuối được trồng vào khoảng tháng Chạp và thu hoạch vào tháng 9 năm sau.
Mỗi năm người trồng chuối chỉ trồng được một vụ. Chuối cũng là nông sản gặp nhiều rủi ro, chỉ thu hoạch trong một thời gian ngắn, nên khi thị trường quay lưng vì lý do nào đó xem như người trồng chuối mất trắng.
Việc chuối đang hút hàng như hiện nay chỉ là nhất thời không ổn định, người dân cần chú ý tránh bán chuối còn non làm giảm chất lượng sản phẩm, đồng thời không trồng chuối ồ ạt tránh điệp khúc nguồn cung vượt cầu, được mùa mất giá.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bệnh đốm trắng đang có chiều hướng lan rộng trên cây thanh long ở Bình Thuận, vì thế không ít nhà vườn bị thất thu, dù giá trái cao hơn mọi năm.

Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.