Quảng Nam Thí Điểm Trồng Măng Tây Xanh An Toàn

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam triển khai thí điểm mô hình "Măng tây xanh an toàn” với quy mô 0,5 ha tại hai huyện Núi Thành và Điện Bàn.
Mô hình triển khai nhằm chuyển đổi cây trồng theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.
Măng tây xanh là loại rau thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thích hợp với mọi loại đất trồng. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đưa vào trồng thí điểm loại cây trồng này.
Lần đầu tiên đưa về trồng, với khí hậu tương đối khắc nghiệt, 15 ngày sau trồng, măng tây bắt đầu nảy chồi và phát triển tương đối tốt. Mặc dầu chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc đối với cây trồng mới này, nhưng các hộ nông dân tham gia mô hình đều rất nhiệt tình, không ngại học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo ra sản phẩm an toàn và đạt năng suất cao nhất.
Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, đi về nhiều địa phương trong tỉnh Thừa Thiên Huế thấy rộ lên phong trào nuôi cá cao cấp đặc sản, kiểu như các loại cá nâu, cá vẩu, cá vược, cá diêu hồng... Gọi là cá cao cấp bởi lẽ giá bán cao ngất ngưởng, người nuôi cá nhằm vào thị trường tiêu thụ là các nhà hàng hay xuất khẩu. Lại chợt nhớ tới câu nói của cha ông mình ngày trước "muốn giàu nuôi cá".

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân nuôi ốc bươu vàng.

Nhiều hộ gia đình đã trồng trên 1 mẫu khoai tây như gia đình ông Thu, ông Tùng, ông Thúy, ông Ân, Chị Tươi… hay những hộ chỉ có 1 lao động cũng trồng đến 3 – 5 sào, như bà Mong, bà Thắm, bà Cải…

Vừa qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Huyền Tụng tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đực là chính theo hướng GAP.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối với tôm nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh.