Quảng Nam Thí Điểm Trồng Măng Tây Xanh An Toàn

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam triển khai thí điểm mô hình "Măng tây xanh an toàn” với quy mô 0,5 ha tại hai huyện Núi Thành và Điện Bàn.
Mô hình triển khai nhằm chuyển đổi cây trồng theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.
Măng tây xanh là loại rau thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thích hợp với mọi loại đất trồng. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đưa vào trồng thí điểm loại cây trồng này.
Lần đầu tiên đưa về trồng, với khí hậu tương đối khắc nghiệt, 15 ngày sau trồng, măng tây bắt đầu nảy chồi và phát triển tương đối tốt. Mặc dầu chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc đối với cây trồng mới này, nhưng các hộ nông dân tham gia mô hình đều rất nhiệt tình, không ngại học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo ra sản phẩm an toàn và đạt năng suất cao nhất.
Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Ánh, Phòng NN- PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, vụ xuân hè năm nay nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng khoảng 250ha đậu xanh, tập trung nhiều nhất ở những khu vực bãi bồi ven sông thuộc các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Thu, Duy Tân, thị trấn Nam Phước. Năng suất đậu xanh đạt 18-20 tạ/ha, tăng 1-3 tạ/ha so với vụ sản xuất năm ngoái.

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.