Quảng Nam Thí Điểm Trồng Măng Tây Xanh An Toàn

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam triển khai thí điểm mô hình "Măng tây xanh an toàn” với quy mô 0,5 ha tại hai huyện Núi Thành và Điện Bàn.
Mô hình triển khai nhằm chuyển đổi cây trồng theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.
Măng tây xanh là loại rau thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thích hợp với mọi loại đất trồng. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đưa vào trồng thí điểm loại cây trồng này.
Lần đầu tiên đưa về trồng, với khí hậu tương đối khắc nghiệt, 15 ngày sau trồng, măng tây bắt đầu nảy chồi và phát triển tương đối tốt. Mặc dầu chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc đối với cây trồng mới này, nhưng các hộ nông dân tham gia mô hình đều rất nhiệt tình, không ngại học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo ra sản phẩm an toàn và đạt năng suất cao nhất.
Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.

Hội nghị ngành hàng cà phê tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM đã “nóng” hừng hực khi vô số những khó khăn, bất cập đang gây bất ổn nghiêm trọng ngành hàng này được các DN nêu ra.

Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.

Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu cao hơn các năm trước với tỷ lệ gần 60% tổng sản lượng; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 7,2%, so với năm 2012.

Từ tháng 9–2013, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở Anh Khoa (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, Thuận Nam). Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho người nuôi tôm phát triển nghề theo hướng bền vững.