Quảng Nam Lập Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.
Ngoài ngân sách, Quỹ còn kêu gọi hỗ trợ vốn từ các tổ chức, cá nhân, từ các chương trình, dự án cải thiện sinh kế, phát triển cộng đồng dân cư ven biển.
Quảng Nam hiện có tổng cộng 4.220 tàu thuyền gắn máy, với khoảng 25.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển; trong đó số lượng tàu thuyền có công suất 90CV trở lên là 286 chiếc. Tuy nhiên, nghề cá của tỉnh có quy mô còn nhỏ, số lượng tàu đánh bắt biển xa còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác thủy sản của tỉnh.
Hiện nay, nghề cá xa bờ đang phát huy hiệu quả nên ngư dân có xu hướng đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá. Vì vậy, sự ra đời của Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay để nâng cao năng lực tàu đánh cá, giúp bà con vững tin bám biển, vươn khơi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).