Quảng Nam Lập Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.
Ngoài ngân sách, Quỹ còn kêu gọi hỗ trợ vốn từ các tổ chức, cá nhân, từ các chương trình, dự án cải thiện sinh kế, phát triển cộng đồng dân cư ven biển.
Quảng Nam hiện có tổng cộng 4.220 tàu thuyền gắn máy, với khoảng 25.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển; trong đó số lượng tàu thuyền có công suất 90CV trở lên là 286 chiếc. Tuy nhiên, nghề cá của tỉnh có quy mô còn nhỏ, số lượng tàu đánh bắt biển xa còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác thủy sản của tỉnh.
Hiện nay, nghề cá xa bờ đang phát huy hiệu quả nên ngư dân có xu hướng đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá. Vì vậy, sự ra đời của Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay để nâng cao năng lực tàu đánh cá, giúp bà con vững tin bám biển, vươn khơi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.