Quảng Nam Lập Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.
Ngoài ngân sách, Quỹ còn kêu gọi hỗ trợ vốn từ các tổ chức, cá nhân, từ các chương trình, dự án cải thiện sinh kế, phát triển cộng đồng dân cư ven biển.
Quảng Nam hiện có tổng cộng 4.220 tàu thuyền gắn máy, với khoảng 25.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển; trong đó số lượng tàu thuyền có công suất 90CV trở lên là 286 chiếc. Tuy nhiên, nghề cá của tỉnh có quy mô còn nhỏ, số lượng tàu đánh bắt biển xa còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác thủy sản của tỉnh.
Hiện nay, nghề cá xa bờ đang phát huy hiệu quả nên ngư dân có xu hướng đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá. Vì vậy, sự ra đời của Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay để nâng cao năng lực tàu đánh cá, giúp bà con vững tin bám biển, vươn khơi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Minh Xuân là xã phát triển rất mạnh mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở huyện Lục Yên, một trong những hộ nuôi ba ba đầu tiên là gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn 7. Nhà anh có 1ha ao, trước đây, chỉ nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa kể khi dịch bệnh xảy ra, đàn cá chết la liệt

Theo y học hiện đại, măng tây có tác dụng chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư bàng quang

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao