Quảng Nam Giao Khoán Nhóm Hộ Bảo Vệ Rừng

Ngày 11/2, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Phương án hỗ trợ kinh phí giao khoán rừng đến nhóm hộ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014.
Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.
Tổng số tiền chi trả hỗ trợ giao khoán rừng hơn 1,2 tỷ đồng, chi từ nguồn kinh phí hoạt động (10%) của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam triển khai việc hỗ trợ kinh phí giao khoán rừng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đúng quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay ở Phú Yên rất thuận lợi về nguồn nước nên các loại thức ăn cho cá ao rất dồi dào, người nuôi trồng thủy sản có thể tận dụng để chế biến thức ăn cho cá. Việc làm này bảo đảm cho cá đủ dinh dưỡng và phát triển tốt, đồng thời cũng giảm được một khoản chi phí không cần thiết do phải mua thức ăn.

Vụ xuân năm 2014, toàn tỉnh Thái Bình gieo cấy được 80.679 ha, trong đó gieo thẳng đạt 28.662 ha, chiếm 35,5% so với tổng diện tích gieo cấy, tăng gần 7.000 ha so với vụ xuân năm 2013.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

Ở ĐBSCL nông dân vẫn còn tập quán canh tác vụ lúa hè thu sớm hay còn gọi là xuân hè. Vụ này sau khi thu hoạch xong lúa đông xuân thì đốt đồng và xới đất hoặc có nơi gieo sạ lúa ngay.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa có bài viết nhìn lại 5 năm thực hiện nghị quyết về vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (tam nông).