Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm, Cua, Cá Nước Lợ

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha diện tích tôm cua cá nước lợ. Qua đánh giá, 860/1.006 hộ nuôi có lãi.
Ông Hà Liễm - ngư dân thôn Phước Lý (xã Quảng Phước) thả nuôi 3,2 ha tôm, cua, cá nước lợ. Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi năm trước, ông Liễm chủ động thả nuôi xen ghép tôm của cá, không nuôi chuyên tôm.
Theo ông Liễm, nếu nuôi chuyên tôm lãi rất lớn nhưng mật độ rủi ro rất cao. Năm 2014, gia đình thả nuôi 3 ha, với hơn 30 vạn con giống, năm nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích ao hồ nuôi của gia đình không bị dịch. Lâu lắm rồi gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, cá, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá, ông Liễm phấn khởi.
Thôn Mai Dương có 138 hộ nuôi với diện tích 75 ha. Theo ông Nguyễn Thi – Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Mai Dương, qua nắm bắt sơ bộ, toàn HTX có trên 90% hộ có lãi, 10% hộ còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ. Phải nói rằng đây là vụ nuôi thành công nhất từ trước đến nay.
Năm nay, cá, tôm nuôi được mùa, bán được giá, nên nhiều hộ nuôi trên địa bàn thôn có điều kiện trang trải nợ nần. Nhiều gia đình còn có tiền mua sắm và tiếp tục đầu tư tái sản xuất, ông Thi cho biết thêm.
Tương tự, ngư dân nuôi tôm, cua nước lợ ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Thị trấn Sịa, Quảng Lợi và Quảng Thành cũng đang rất phấn khởi khi giá mặt hàng này khá cao, giao động từ 170.000 đ/kg – 180.000 đồng đối với tôm có kích cỡ 40 con/k; cá kình từ 150.000 đ/kg - 180.000 đ/kg…
Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT, vụ nuôi năm nay toàn huyện có trên 85% hộ nuôi có lãi. Cá, tôm nuôi được mùa là nhờ môi trường nước đầm phá đảm bảo, đầu vụ nuôi ngư dân chấp hành nghiêm khung lịch thời vụ của ngành thuỷ sản đưa ra, tôm nuôi trước lúc thả đều qua kiểm tra bằng máy PCR…
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.