Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm, Cua, Cá Nước Lợ

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm, Cua, Cá Nước Lợ
Ngày đăng: 08/07/2014

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha diện tích tôm cua cá nước lợ. Qua đánh giá, 860/1.006 hộ nuôi có lãi.

Ông Hà Liễm - ngư dân thôn Phước Lý (xã Quảng Phước) thả nuôi 3,2 ha tôm, cua, cá nước lợ. Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi năm trước, ông Liễm chủ động thả nuôi xen ghép tôm của cá, không nuôi chuyên tôm.

Theo ông Liễm, nếu nuôi chuyên tôm lãi rất lớn nhưng mật độ rủi ro rất cao. Năm 2014, gia đình thả nuôi 3 ha, với hơn 30 vạn con giống, năm nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích ao hồ nuôi của gia đình không bị dịch. Lâu lắm rồi gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, cá, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá, ông Liễm phấn khởi.

Thôn Mai Dương có 138 hộ nuôi với diện tích 75 ha. Theo ông Nguyễn Thi – Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Mai Dương, qua nắm bắt sơ bộ, toàn HTX có trên 90% hộ có lãi, 10% hộ còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ. Phải nói rằng đây là vụ nuôi thành công nhất từ trước đến nay.

Năm nay, cá, tôm nuôi được mùa, bán được giá, nên nhiều hộ nuôi trên địa bàn thôn có điều kiện trang trải nợ nần. Nhiều gia đình còn có tiền mua sắm và tiếp tục đầu tư tái sản xuất, ông Thi cho biết thêm.

Tương tự, ngư dân nuôi tôm, cua nước lợ ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Thị trấn Sịa, Quảng Lợi và Quảng Thành cũng đang rất phấn khởi khi giá mặt hàng này khá cao, giao động từ 170.000 đ/kg – 180.000 đồng đối với tôm có kích cỡ 40 con/k; cá kình từ 150.000 đ/kg - 180.000 đ/kg…

Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT, vụ nuôi năm nay toàn huyện có trên 85% hộ nuôi có lãi. Cá, tôm nuôi được mùa là nhờ môi trường nước đầm phá đảm bảo, đầu vụ nuôi ngư dân chấp hành nghiêm khung lịch thời vụ của ngành thuỷ sản đưa ra, tôm nuôi trước lúc thả đều qua kiểm tra bằng máy PCR…


Có thể bạn quan tâm

“Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi “Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

08/03/2014
Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

08/03/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

08/03/2014
Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

08/03/2014
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cá Giống Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cá Giống

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.

08/03/2014