Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm

Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 16/07/2014

Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, có triển vọng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Xác định rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua huyện tập trung chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm.

Trao đổi với phóng viên về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong thời gian qua, đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: Theo thống kê của huyện trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện hiện có gần 22.000 con, đàn bò hơn 100 con, đàn dê trên 10.000 con, đàn lợn gần 52.000 con; tổng đàn gia cầm có gần 400.000 con.

Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Ngay từ những ngày đầu năm, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn, đội ngũ cán bộ phụ trách nông nghiệp trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất, thống kê chuồng trại và dự trữ thức ăn cho gia súc.

Hiện nay toàn huyện có 8.120 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó hộ có chuồng trại kiên cố là 4.964 hộ, hộ có chuồng tạm là 3.014 hộ, hộ không có chuồng là 142 hộ, số hộ có dự trữ thức ăn cho gia súc là 7.819 hộ, hộ không dự trữ thức ăn là 301 hộ.

Huyện thường xuyên chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống rét cho đàn gia súc, do vậy không có gia súc, gia cầm bị chết rét, chết đói. Thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2014, huyện đã tích cực chỉ đạo ngành chuyên môn đôn đốc nhân dân tiêm phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm.

Tính đến hết tháng 5.2014, huyện đã cung ứng tổng số 695 lít hóa chất phun tiêu trùng khử độc và vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; 21.900 liều vắc xin lở mồm, long móng trâu, bò; 21.200 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; 15.000 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn; 7.000 liều vắc xin dịch tả lợn, 2.500 liều vắc xin dại chó.

Đến thời điểm này toàn huyện đã phun xong hóa chất và tiêm vắc xin lở mồm, long móng được 19.573 liều; tụ huyết trùng trâu, bò 18.523 liều; tụ huyết trùng lợn 13.507 liều, dịch tả lợn 5.818 liều, vắc xin dại chó 2.350 liều.

Cũng trước những diễn biến của dịch cúm AH5N1 xảy ra tại các tỉnh, huyện thành lập chốt kiểm soát, Đội kiểm tra liên ngành, thường xuyên duy trì chế độ trực 24/24 giờ, đảm bảo kiểm soát được công tác kiểm dịch vận chuyển, đến giữa trung tuần tháng 4.2014, các chốt kiểm dịch đã rút sau khi tình hình dịch bệnh đã ổn định...

Với sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của huyện, cộng với việc tổ chức triển khai thực hiện cụ thể của ngành chuyên môn nên trong thời gian công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quang Bình đạt được nhiều kết quả tốt, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, vì thế đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn huyện phát triển ổn định.

Tuy nhiên để duy trì tốt đàn gia súc, gia cầm không có dịch bệnh xảy ra, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đồng thời tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo chỉ đạo của tỉnh, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện...


Có thể bạn quan tâm

Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

13/11/2014
Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

13/11/2014
Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

13/11/2014
Nông Dân Trà Vinh Lao Đao Vì Giá Mía Nguyên Liệu Giảm Mạnh Nông Dân Trà Vinh Lao Đao Vì Giá Mía Nguyên Liệu Giảm Mạnh

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

13/11/2014
Cần Thơ Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản Cao Cấp Sang Các Thị Trường Khó Tính Cần Thơ Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản Cao Cấp Sang Các Thị Trường Khó Tính

Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.

13/11/2014