Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm

Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 16/07/2014

Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, có triển vọng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Xác định rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua huyện tập trung chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm.

Trao đổi với phóng viên về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong thời gian qua, đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: Theo thống kê của huyện trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện hiện có gần 22.000 con, đàn bò hơn 100 con, đàn dê trên 10.000 con, đàn lợn gần 52.000 con; tổng đàn gia cầm có gần 400.000 con.

Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Ngay từ những ngày đầu năm, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn, đội ngũ cán bộ phụ trách nông nghiệp trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất, thống kê chuồng trại và dự trữ thức ăn cho gia súc.

Hiện nay toàn huyện có 8.120 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó hộ có chuồng trại kiên cố là 4.964 hộ, hộ có chuồng tạm là 3.014 hộ, hộ không có chuồng là 142 hộ, số hộ có dự trữ thức ăn cho gia súc là 7.819 hộ, hộ không dự trữ thức ăn là 301 hộ.

Huyện thường xuyên chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống rét cho đàn gia súc, do vậy không có gia súc, gia cầm bị chết rét, chết đói. Thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2014, huyện đã tích cực chỉ đạo ngành chuyên môn đôn đốc nhân dân tiêm phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm.

Tính đến hết tháng 5.2014, huyện đã cung ứng tổng số 695 lít hóa chất phun tiêu trùng khử độc và vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; 21.900 liều vắc xin lở mồm, long móng trâu, bò; 21.200 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; 15.000 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn; 7.000 liều vắc xin dịch tả lợn, 2.500 liều vắc xin dại chó.

Đến thời điểm này toàn huyện đã phun xong hóa chất và tiêm vắc xin lở mồm, long móng được 19.573 liều; tụ huyết trùng trâu, bò 18.523 liều; tụ huyết trùng lợn 13.507 liều, dịch tả lợn 5.818 liều, vắc xin dại chó 2.350 liều.

Cũng trước những diễn biến của dịch cúm AH5N1 xảy ra tại các tỉnh, huyện thành lập chốt kiểm soát, Đội kiểm tra liên ngành, thường xuyên duy trì chế độ trực 24/24 giờ, đảm bảo kiểm soát được công tác kiểm dịch vận chuyển, đến giữa trung tuần tháng 4.2014, các chốt kiểm dịch đã rút sau khi tình hình dịch bệnh đã ổn định...

Với sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của huyện, cộng với việc tổ chức triển khai thực hiện cụ thể của ngành chuyên môn nên trong thời gian công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quang Bình đạt được nhiều kết quả tốt, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, vì thế đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn huyện phát triển ổn định.

Tuy nhiên để duy trì tốt đàn gia súc, gia cầm không có dịch bệnh xảy ra, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đồng thời tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo chỉ đạo của tỉnh, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện...


Có thể bạn quan tâm

Những Trở Ngại Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Những Trở Ngại Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Mặc dù kinh tế trang trại (KTTT) ở Quảng Trị trong những năm qua có chuyển biến, song mô hình hình kinh tế này vẫn chậm phát triển, các chỉ tiêu phát triển sản xuất bình quân ở trang trại còn thấp và tăng trưởng chậm qua các năm. Sự chậm phát triển này có nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu các chính sách đầu tư từ phía nhà nước...

29/10/2014
Giấc Mơ Thương Hiệu “Chè Thượng Nguyên” Giấc Mơ Thương Hiệu “Chè Thượng Nguyên”

Anh nói, đời anh làm gì cũng bằng… một tay, một tay tiên phong trong việc trồng chè và tạo dựng thương hiệu chè xanh trên vùng gò đồi Thượng Nguyên (Hải Lâm, Hải Lăng, Quảng Trị) với hơn 1 ha chè, mà cứ mỗi sáng thức giấc là “bỏ túi” 500.000 đồng, một tay đưa cuộc sống gia đình vượt lên khó khăn, làm giàu trên đất khó. Anh chính là Nguyễn Văn Thành mà mọi người vẫn trìu mến gọi là Thành “một tay”.

29/10/2014
Trang Trại Sơn Ca Cung Cấp Lươn Giống Không Rõ Nguồn Gốc Trang Trại Sơn Ca Cung Cấp Lươn Giống Không Rõ Nguồn Gốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Vĩnh, chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (QLCL & BVNLTS) TP.HCM, cho biết bước đầu xác định trang trại Sơn Ca (TP. HCM) cung cấp lươn giống không rõ nguồn gốc, sản xuất lươn giống không có giấy phép.

29/10/2014
Ngư Dân Nha Trang Trúng Đậm Cá Ngừ Sọc Dưa Ngư Dân Nha Trang Trúng Đậm Cá Ngừ Sọc Dưa

Vài ngày qua, hàng chục tàu cá công suất lớn chở đầy ắp cá của ngư dân miền Trung cập cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang) - cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ. Theo nhiều chủ tàu, trong nửa tháng qua dù sóng biển khá lớn nhưng ngư dân vẫn bám biển và có nhiều tàu trúng đậm hàng chục tấn cá sau mỗi chuyến biển, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa.

29/10/2014
Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Huyện Thọ Xuân Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Huyện Thọ Xuân

Thọ Xuân là huyện nằm trong tốp đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao lên tới 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha/năm; vùng mía có diện tích 3.526 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 200.000 tấn; vùng cao su với diện tích gần 900 ha.

29/10/2014