Quảng Bình Ký Kết Hợp Tác Phát Triển Tàu Cá Vỏ Thép

Chiều 12/6, UBND tỉnh Quảng Bình và Tổng Cty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tổ chức Hội nghị giới thiệu về hợp tác và phát triển tàu cá vỏ thép cho ngư dân.
Trong những năm qua tình hình khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Bình đã có bước phát triển khá với hơn 3.800 tàu cá, trong đó có hơn 1.500 chiếc có công suất trên 90CV, gần 800 tàu đăng ký đánh bắt hải sản ở vùng biển xa.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức sản xuất trên biển đã được chú trọng thông qua việc hình thành các tổ hợp tác, tổ đoàn kết và các nghiệp đoàn nghề cá để hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi tham gia khai thác hải sản trên biển, nhờ vậy ý thức của người dân về phát triển kinh tế gắn với tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được nâng lên.
Tuy nhiên, hầu hết các tàu khai thác hiện nay của ngư dân Quảng Bình đều là tàu vỏ gỗ, đóng thủ công, khả năng bám biển dài ngày, chịu sóng gió và va đập hạn chế, tuổi thọ trung bình của tàu thấp (khoảng 10- 15 năm), hiệu quả đánh bắt chưa cao. Vì vậy, việc hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá vỏ thép được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của tỉnh Quảng Bình.
Tại hội nghị, đại diện Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện đóng mới thí điểm tàu khai thác bằng vỏ thép theo chương trình của Chính phủ đã giới thiệu về những đặc tính của tàu cá vỏ thép như: kỹ thuật, độ an toàn, khả năng nâng cao chất lượng bảo quản thủy sản...
Với những đặc tính ưu việt, tàu cá vỏ thép có thể giúp ngư dân yên tâm bám biển, phù hợp đánh bắt, khai thác hải sản ở vùng biển xa, mang lại nguồn lợi trực tiếp cho ngư dân và góp phần quan trọng trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy VN cho biết đã hỗ trợ đóng mới 6 tàu vỏ thép khai thác hải sản cho ngư dân các tỉnh: Nam Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Quảng Bình là tỉnh thứ 4 được Tổng Cty hỗ trợ đóng tàu vỏ thép.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết chương trình hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình với Tổng Cty CN Tàu thủy; ký kết đóng tàu giữa DN với ngư dân Tôn Thất Vỹ (xã Đức Trạch - Bố Trạch). Trị giá con tàu đóng cho ngư dân Tôn Thất Vỹ trên 10 tỷ đồng; thời gian hoàn thành là 4 tháng. Sau lễ ký kết đã có 3 ngư dân xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch) đăng ký đóng thêm 3 tàu vỏ thép.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-5, các chủ trang trại nuôi heo trên đại bàn Thống Nhất, Trảng Bom cho biết, bắt đầu từ những ngày đầu nghỉ lễ đến nay (từ ngày 28-4), giá heo thịt thương lái mua tại các trại ở Đồng Nai chỉ còn khoảng 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 2 ngàn đồng/kg so với những ngày trước lễ.

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 700 triệu đồng và tham gia của 28 hộ dân.
Một số chủ đầu mối cung cấp thủy sản tươi sống tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, các ngư dân tăng cường khai thác thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh.

Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.