Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Nấm Thái Nguyên

Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Nấm Thái Nguyên
Ngày đăng: 30/11/2013

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

Tại Hội nghị, các hộ trồng và sản xuất nấm trên địa bàn huyện Phú Lương đã được thông tin về nhãn hiệu và quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm thái Nguyên”, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đựơc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”…

Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị, khi nhãn hiệu “Nấm Thái Nguyên” được bảo hộ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nấm lên từ 20 đến 30% so với các sản phẩm nấm thông thường không được sử dụng nhãn hiệu. Những năm gần đây, việc trồng nấm ăn, nấm dược liệu đã trở thành nghề có thu nhập ổn định với nhiều nông dân trong tỉnh. Mỗi năm, nghề này tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động nông thôn, tạo ra một lượng sản phẩm nấm khá lớn, khoảng 2.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 50 tỷ đồng.

Để nghề trồng nấm phát triển, từ năm 2010 đến năm 2015, UBND tỉnh đã hỗ trợ 7,8 tỷ đồng cho nông hộ và những người trực tiếp sản xuất đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, tạo cơ hội thuận lợi cho người trồng nấm đầu tư vốn vào sản xuất ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi thăm quan các mô hình trồng nấm trong và ngoài tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trong mấy ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, như: Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh… xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây thiệt hại về nhà cửa, nhiều diện tích cây trồng, rau màu bị gãy đổ, ngập úng… Mưa dông kèm lốc xoáy cũng thường xuyên xảy ra từ đầu mùa mưa và dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới càng khiến người dân lo lắng.

11/07/2015
Nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập khá Nuôi bò sinh sản mang lại thu nhập khá

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi bò sinh sản, mang lại hiệu quả thiết thực.

11/07/2015
Diện tích trồng quýt đường, cam tăng gần 1.000ha Diện tích trồng quýt đường, cam tăng gần 1.000ha

Qua kết quả rà soát diện tích vườn cây ăn trái mới đây của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện có 4.435ha diện tích vườn cây ăn trái, tăng khoảng 300ha so thời điểm năm 2012, trong đó diện tích quýt hồng giảm từ 1.088ha xuống còn 748ha, ngược lại quýt đường tăng mạnh, từ 650ha lên 1.313ha; diện tích trồng cam (cam dây, cam xoàn, cam sành) cũng tăng từ 600ha lên 900ha; cây nhãn giảm khá nhiều từ 520ha xuống còn 413ha.

11/07/2015
Nuôi tôm trong nhà kính Nuôi tôm trong nhà kính

Nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính cho phép kiểm soát chặt chẽ điều kiện nuôi, hạn chế rủi ro do dịch bệnh.

13/07/2015
Hồ tiêu được mùa kép Hồ tiêu được mùa kép

Mặc dù nắng hạn kéo dài gây bất lợi cho cây hồ tiêu, song người dân xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) vẫn được mùa, được giá.

13/07/2015