Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Chè Trại Cài

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Với hương thơm, vị đượm, chè Trại Cài (Đồng Hỷ) được người tiêu dùng biết đến hơn 30 năm nay. Vùng chè này có khoảng 600ha, trong đó 400ha tập trung ở xã Minh Lập, 200ha tập trung ở xã Hòa Bình. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè, ngoài việc chuyển đổi giống chè bằng cách phá bỏ những diện tích chè Trung du già cỗi và trồng thay thế vào đó các giống chè lai như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, chè Nhật…,
hiện nay, người dân ở khu vực này đang sản xuất trên 30ha chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Việc ra quyết định quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “chè Trại Cài” vào thời điểm tỉnh ta sắp tổ chức Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 sẽ giúp sản phẩm của vùng chè đặc sản này không bị làm giả, làm nhái, có được vị trí “xứng tầm” trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Anh Bùi Văn Lương ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã “biến” bãi ruộng hoang thành trang trại VAC cho thu nhập cao.

Nuôi ốc nhồi giống, ốc thương phẩm cung cấp cho thị trường cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Hưởng thôn Trung Văn

Mô hình nuôi cá chạch lấu thu lãi tiền tỉ của anh Trần Văn Tính (27 tuổi, ngụ ấp Thuận Hưng, TT.Ngã Sáu, H.Châu Thành, Hậu Giang) đang được nhiều nông dân

Mô hình nuôi cá – lúa đang đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân. Đó cũng là hướng đi mới trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Với quy mô hơn 20.000 con gà được chăn nuôi theo hướng VietGAP, mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Văn Phúc (Trực Hùng, Trực Ninh, tỉnh Nam Định)