Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Chè Trại Cài

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Với hương thơm, vị đượm, chè Trại Cài (Đồng Hỷ) được người tiêu dùng biết đến hơn 30 năm nay. Vùng chè này có khoảng 600ha, trong đó 400ha tập trung ở xã Minh Lập, 200ha tập trung ở xã Hòa Bình. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè, ngoài việc chuyển đổi giống chè bằng cách phá bỏ những diện tích chè Trung du già cỗi và trồng thay thế vào đó các giống chè lai như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, chè Nhật…,
hiện nay, người dân ở khu vực này đang sản xuất trên 30ha chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Việc ra quyết định quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “chè Trại Cài” vào thời điểm tỉnh ta sắp tổ chức Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 sẽ giúp sản phẩm của vùng chè đặc sản này không bị làm giả, làm nhái, có được vị trí “xứng tầm” trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.