Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh

Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh
Ngày đăng: 05/03/2011

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn. Vì vậy, cho ăn là một khâu kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.

Chi phí thức ăn chiếm hơn 50-60% tổng chi phí sản xuất.  Để quản lý thức ăn hiệu quả, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chọn thức ăn có độ đạm từ 42-35% tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, thức ăn có mùi đặc trưng hấp dẫn tôm.

2. Cho ăn từ 4-6 lần/ngày, không cho ăn dư thừa, nên cho ăn hơi thiếu để tránh ô nhiễm và lãng phí thức ăn. Kết hợp chài, sàng ăn, kiểm tra đường ruột tôm và tình trạng sức khỏe của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

3. Trong chu kỳ lột xác của tôm cần giảm thức ăn từ 20-50% trong 2-3 ngày.

4. Nếu mưa liên tục nhiều ngày, cần giảm thức ăn từ 10-20%.

5. Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng và men tiêu hóa vào khẩu phần cho tôm từ 1-2%.

6. Trong 2 tháng đầu, do tập tính của tôm phân bố ở khu vực ven bờ nên thức ăn cần được rải ở vùng nước gần bờ (3-4 m). Từ tháng thứ 3 thức ăn được rải đều khắp ao. Tránh rải thức ăn nơi đáy ao dơ bẩn và quá sát bờ. Các vị trí có nhiều chất cặn bã lắng tụ nên làm dấu bằng cọc để tránh cho tôm ăn ở đó.

7. Kích cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ tôm để tránh tôm phân đàn. Khi chuyển đổi số thức ăn phải chuyển từ từ, mỗi ngày bớt 15-20% thức ăn nhỏ để trộn vào 15-20% thức ăn lớn hơn.

8. Sau 1 tháng nuôi kiểm tra thấy tôm không đều thì tiến hành cho tôm ăn dặm. Cứ mỗi cử ăn trừ lại 10% lượng thức ăn/cử đó, sau 1 tiếng từ lúc cho ăn thì tiến hành cho ăn dặm bằng cách đi vòng quanh bờ rải thức ăn.

Cho tôm ăn phù hợp, đủ lượng, đủ chất sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và tăng lợi nhuận./.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 1) Kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 1)

Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi sinh để giúp phân hủy

09/03/2015
Quản lý thức ăn trong ao nuôi tôm sú thâm canh Quản lý thức ăn trong ao nuôi tôm sú thâm canh

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống

09/03/2015
Hiệu quả của chế phẩm sinh học Lactobacillus acidophilus Hiệu quả của chế phẩm sinh học Lactobacillus acidophilus

Vi khuẩn Vibrio spp. là những vi khuẩn gây bệnh quan trọng nhất trong nuôi tôm và chúng có thể gây tử vong cho tôm đến 100%

25/10/2016
Phát huy tiềm năng di truyền của tôm sú Phát huy tiềm năng di truyền của tôm sú

Trung tâm ARC về lai tạo giống tôm tiên tiến nhằm mang lại những kiến thức di truyền của tôm sú đến một mức độ tương đương như ở gia súc

19/12/2016
Làm thế nào để kiểm soát ký sinh trùng Microsporidian trong trại tôm Làm thế nào để kiểm soát ký sinh trùng Microsporidian trong trại tôm

Một loại ký sinh trùng microsporidian đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản ở châu Á. Báo cáo này do tiến sĩ Stephen Newman lấy ra từ thực hành

08/03/2017