Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Oxy Hoà Tan

Quản Lý Oxy Hoà Tan
Ngày đăng: 09/12/2011

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Trong ao nuôi, oxy có được là do sự khuếch tán từ không khí vào trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước,... Oxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,...

Hàm lượng oxy tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú nuôi thâm canh là trên 4 mg/l. Trong ngày, oxy thường đạt mức cao nhất vào lúc xế chiều (13-15 giờ) và giảm dần đến mức thấp nhất vào lúc sáng sớm (4-6 giờ).

Càng về cuối vụ nuôi, biến động oxy ngày đêm càng lớn. Oxy còn biến động lớn theo độ sâu của ao, ở tầng mặt hàm lượng oxy cao hơi tầng đáy. Những ngày trời âm u, mưa bão kéo dài thì oxy thường bị giảm thấp.

Khi oxy thấp tôm sẽ giảm ăn, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn hoặc ngưng bắt mồi, bơi lên mặt ao và tắp mé, mang tôm có màu hồng. Nếu xử lý không kịp thời thì tôm sẽ bị chết hàng loạt.

Để có thể duy trì được hàm lượng oxy thích hợp cho tôm trong suốt quá trình nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

- Sên vét bỏ hết bùn đáy khi chuẩn bị ao, không cho tôm ăn dư thừa. Khống chế tảo ở mật độ thích hợp, định kỳ bón chế phẩm sinh học.

- Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi mà bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao.

- Sử dụng máy đo, hoặc test để đo oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ngày vào lúc 5-6 giờ sáng và 14-15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Bình thường, giữ tốc độ máy quạt tối thiểu 80 vòng/phút. Khi tôm lớn, mật độ tảo dày thì ban đêm không nên tắt quạt nước khi cho ăn mà chỉ nên giảm tốc độ để duy trì hàm lượng oxy tối thiểu.

- Gặp trời âm u cần phải tăng tốc độ và thời gian quạt nước. Khi mưa gió xảy ra, quạt nước liên tục để giảm sự phân tầng nước, kết hợp với kiểm tra pH, nếu thấy pH giảm thì đánh vôi kịp thời.

- Tuyệt đối không được phép sử dụng các hóa chất làm mất thêm oxy như Clorine, Iodine… cũng không nên sử dụng vi sinh xử lý đáy lúc tôm nổi đầu vì không có hiệu quả.

- Trường hợp thấy tôm nổi đầu vì thiếu oxy (oxy đo được 3,5 mg/lít trở lên) thì có thể sử dụng các biện pháp như thay nước, chạy quạt và sử dụng hóa chất cung cấp oxy như H2O2 (Oxy già), oxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng oxy hòa tan lên.

- Nếu oxy thấp hơn 3,5 mg/l và pH cũng thấp thì sức khỏe tôm đang trong tình trạng nguy hiểm cao do hàm lượng khí độc H2S tăng nhanh. Trong trường hợp này, trước tiên cần chạy quạt nước, sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 20 kg/1.000 m3, tạt khắp ao để tăng pH, giảm bớt tính độc của H2S. Sau đó tạt tiếp oxy già hoặc oxy dạng hạt để cung cấp thêm oxy hòa tan.

- Các giải pháp cho các ngày tiếp sau khi tôm không còn nổi đầu là giảm 50-70% thức ăn hoặc không cho tôm ăn, chạy quạt nước nhiều hơn, thay nước nếu có nước đã xử lý, tạt chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ nền đáy ao hoặc siphông đáy ao./.


Có thể bạn quan tâm

Trái Gấc Đi... Tây Trái Gấc Đi... Tây

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

15/07/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Góp Phần Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Góp Phần Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.

04/12/2014
Hành Tím Tồn Kho, Nông Dân Gặp Khó Hành Tím Tồn Kho, Nông Dân Gặp Khó

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

15/07/2014
Hậu Giang Xây Dựng 4.215 Ha Mô Hình Nhân Giống Lúa Hậu Giang Xây Dựng 4.215 Ha Mô Hình Nhân Giống Lúa

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

15/07/2014
Vỗ Béo Bò, Nghề Mới Của Nông Dân Xã Phước Mỹ (Bình Định) Vỗ Béo Bò, Nghề Mới Của Nông Dân Xã Phước Mỹ (Bình Định)

Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.

04/12/2014