Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 04/01/2013

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

Để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu đời sống của ngư dân và việc bảo vệ nguồn lợi tôm hùm con trong tự nhiên, bảo đảm môi trường cho các hoạt động du lịch, thể thao và trật tự an toàn giao thông trên biển, ngày 25/12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Chị thị số 01 về việc quản lý nghề bẫy tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận.

Theo đó, cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền, các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông nơi có các tàu thuyền thường qua lại. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động trên toàn vùng biển Bình Thuận trong thời gian từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi tôm hùm trong mùa sinh sản. Trong thời gian cấm đánh bắt, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư lưới cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt trước đó.

UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn cứ đặc thù địa hình ven biển và hoạt động cụ thể ở các vùng biển ven bờ của địa phương để phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở ngành liên quan khảo sát, xác định vị trí, khu vực để ban hành quy định khu vực cấm bẫy bắt tôm hùm con tại địa phương mình, lấy ý kiến Sở Nông nghiệp - PTNT trước khi ban hành.

UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo cho các xã phường, thị trấn ven biển tổ chức rà soát, thống kê số lượng ngư dân hành nghề bẫy tôm hùm con trên địa bàn, trên cơ sở đó tổ chức sắp xếp, quản lý hoạt động nghề bẫy tôm hùm con đúng mùa vụ, đúng khu vực cho phép hoạt động (trừ khu vực cấm). Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nhiều Mô Hình Sản Xuất Cho Thu Nhập Khá Phát Triển Nhiều Mô Hình Sản Xuất Cho Thu Nhập Khá

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XD NTM) huyện Trảng Bàng, qua hơn 2 năm (từ năm 2011 đến giữa năm 2013) thực hiện Chương trình XD NTM, huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

27/07/2013
Dứt Điểm Xuống Giống Vụ Hè Thu Dứt Điểm Xuống Giống Vụ Hè Thu

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm các loại cây trồng ngắn ngày vụ Hè thu. Diện tích các cây trồng như đậu phộng, bắp, mì, mía đều tăng hơn so cùng kỳ. Một số diện tích xuống giống sớm nay đã thu hoạch.

27/07/2013
Trang Trại Ở Rú Đưng Trang Trại Ở Rú Đưng

Giữa năm 2010, ông Lê Văn Thắng ở thôn An Sơn, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bắt đầu ra Rú Đưng, một khu rừng tự nhiên rộng 16 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch để phát triển kinh tế. Đem tiền tỷ đầu tư vào một khu rừng nguyên sinh là chuyện lạ đối với nhiều người quen biết ông Thắng lúc bấy giờ.

27/07/2013
Nuôi Bò Lai Mũi Nhọn Kinh Tế Nhà Nông Nuôi Bò Lai Mũi Nhọn Kinh Tế Nhà Nông

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

27/07/2013
Nuôi Cá Ghép Trong Ao Nuôi Cá Ghép Trong Ao

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

28/07/2013