Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Dịch Bệnh Trên Bò Sữa

Quản Lý Dịch Bệnh Trên Bò Sữa
Ngày đăng: 04/07/2014

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng việc áp dụng tốt các giải pháp về thú y có ý nghĩa quan trọng, vì quản lý tốt dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp tăng đàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững. Sóc Trăng hiện đang tập trung thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2013-2020.

Trong những năm qua, đàn bò nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không ngừng gia tăng. Trong đó mô hình nuôi bò sữa ngày càng phát triển và được người dân các địa phương quan tâm. Trong 06 tháng đầu năm nay, số lượng đàn bò toàn tỉnh tăng 4,44% (tăng 1.049 con) chủ yếu là đàn bò sữa và bò nền lai sind.

Tổng đàn bò sữa tính đến tháng 5/2014 là 4.826 con, nguyên nhân của việc tăng đàn này là do: Lợi nhuận từ việc nuôi bò ổn định, nhất là sản lượng sữa và thịt. Không phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường thức ăn chăn nuôi và tận dụng được nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp. Đầu ra ổn định.

Bò là vật nuôi ít bệnh tật. Tuy nhiên việc tăng đàn cơ học quá nhanh sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như: Chất lượng con giống không đảm bảo, bò được thu gom từ nhiều nguồn, nên nguồn gốc không rõ ràng, không được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc, chưa qua kiểm dịch thú y, không có nơi cách ly kiểm dịch theo quy định.

Thực trạng trên cho thấy việc quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa cần được tăng cường trong điều kiện phong trào chăn nuôi bò sữa ngày càng gia tăng.

Quản lý dịch bệnh là khâu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, vì đây là tài sản lớn của nhiều gia đình ở nông thôn. Hơn nữa bò sữa cung cấp nguồn sữa làm dinh dưỡng được tiêu dùng rộng rãi. Nếu dịch bệnh không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều hộ chăn nuôi và thị trường tiêu thụ.

Con giống là yếu tố quan trọng để nuôi bò sữa đạt năng suất cao; Chọn giống cần phải tham khảo, tìm hiểu được nguồn gốc bò cha mẹ, thực hiện tốt công tác thú y kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Tuy nhiên với phong trào nuôi bò sữa ở Sóc Trăng phát triển khá nhanh, thì việc quản lý chặt chẽ nguồn giống cung cấp cho người nuôi là vấn đề cần quan tâm.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, để vừa thúc đẩy phát triển đàn bò sữa theo công văn số 631 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc tăng cường công tác thú y trong phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh, vừa đảm bảo cho đàn trâu bò hiện có trong tỉnh an toàn với dịch bệnh.

Đối với đàn bò đang nuôi tại địa phương, người chăn nuôi cần định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, Tụ huyết trùng; Bên cạnh đó định kỳ kiểm tra bệnh viêm vú. Về mặt Quản lý nhà nước, Chi cục Thú y hằng năm có 02 đợt tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng; ngoài ra trong năm 2014 để giám sát việc lưu hành của vi rút LMLM ngành sẽ lấy mẫu để xác định sự lưu hành của vi rút, giúp cho việc lựa chọn vắc xin đảm bảo tương đồng với vi rút đang lưu hành tại thực địa, đồng thời xây dựng đề án về quản lý dịch bệnh cho đàn bò sữa của tỉnh.

Theo dự án, Sóc Trăng quyết tâm đưa tổng đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con vào năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn. Để đạt được mục tiêu đề ra, nhiều giải pháp phát triển bền vững đã được ngành nông nghiệp đưa ra như: quản lý con giống, đào tạo nhân lực ngành chăn nuôi bò sữa, đồng cỏ và thức ăn cho bò sữa,…. trong đó giải pháp về công tác thú y có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

09/01/2013
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

09/01/2013
Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.

10/01/2013
Giá Cá Điêu Hồng Tăng Mạnh Trở Lại Ở Tiền Giang Giá Cá Điêu Hồng Tăng Mạnh Trở Lại Ở Tiền Giang

Theo các hộ nuôi lồng bè ở xã Thới Sơn và phường Tân Long (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), giá cá điêu hồng thương phẩm bất ngờ tăng mạnh trở lại, giúp người nuôi cá thu được lãi cao.

10/01/2013
Nhiều Mô Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Thành Công Ở Quảng Nam Nhiều Mô Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Thành Công Ở Quảng Nam

Nhờ đầu tư khoa học, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho hiệu quả kinh tế cao.

13/01/2013