Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi xây dựng danh mục kháng sinh được dùng

Theo dự thảo thông tư này, sẽ bãi bỏ quy định sử dụng kháng sinh, hóa dược trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 81/2009 và Thông tư số 26/2012 của Bộ NNPTNT.
Theo đó, có 16 loại kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu dùng để kích thích sinh trưởng và phòng cầu trùng (bệnh lây qua đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lớn của gia cầm).
Dự thảo thông tư cũng quy định rõ hàm lượng sử dụng kháng sinh và thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Thùng chứa chất vàng ô được phát hiện tại Công ty Việt Nhật ngày 16.11.
Liên quan đến chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, như NTNN số ra ngày 17.11 đã thông tin, Bộ NNPTNT vừa ban hành Thông tư số 42 về danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Theo đó, bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục này gồm: VAT Yellow 1, 2, 3, Low 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine (hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm).
Một thông tin đáng chú ý khác, theo ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT), Thanh tra Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và kiến nghị Chính phủ đưa hành vi sử dụng chất cấm vào luật hình sự.
Cũng trong ngày 16.11, Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường (C49) đã tiến hành kiểm tra tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, kiểm tra tại kho của Công ty Việt Nhật thuê gia công sản phẩm tại địa điểm của Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long (xã Lạc Đạo), phát hiện 11 thùng chất vàng ô (mỗi thùng trọng lượng 30kg), trong đó có 10 thùng đã sử dụng hết, 1 thùng đang dùng dở còn lại 20kg.
Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc, có thùng có nhãn phụ ghi rõ chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhuộm giấy, vải.
Đại diện Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long cho biết, trung bình mỗi tháng Công ty Việt Nhật thuê địa điểm máy móc để gia công khoảng 500 – 1.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Các cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong tang vật của Công ty Việt Nhật, đồng thời lấy 28 mẫu nguyên liệu và thành phẩm của 6 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi xung quanh Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long đem đi kiểm nghiệm.
Bộ NNPTNT đã thiết lập đường dây nóng để người dân tố giác về các cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, với số điện thoại: 0917808113.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi ba ba của ông Hồ Văn Đại ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đạt được năng suất cao nhiều năm liền, nhiều bà con nơi đây đang học hỏi kinh nghiệm của Ông để nuôi loài thủy sản này.

Theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyễn Phúc Đức, chúng tôi có dịp tìm hiểu một nghề mới đang giúp người dân giàu lên từng ngày. Đó là nghề ương cá trê lai giống.

Với ý nghĩ cần tìm một mô hình làm ăn để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ ngoài nuôi tôm, anh Nguyễn Minh Kha, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá sấu, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Trong thời gian qua, các hộ nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi trong cảnh điêu đứng bởi, tôm nuôi chết hàng loạt, nhiều hộ trắng tay vì chi phí đầu tư quá lớn.

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tình hình dịch bệnh có nguy cơ gia tăng, khó kiểm soát do đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho virus gây bệnh phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng.