Quả Ngọt Trên Đất Cằn

Hơn 6 năm qua, nhờ trồng dứa trái vụ, nông dân thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã khai thác hiệu quả quỹ đất đồi bãi, cải thiện cuộc sống.
Trước đây, hộ anh Phùng Đức Thọ trồng dứa xen vải thiều. Dứa chính vụ thu hoạch vào tháng 5- 6 dương lịch. Thời điểm đó, nhiều loại quả khác cùng cho thu hoạch nên giá dứa rẻ. Trời nắng nóng, mưa nhiều, dứa nhanh bị hỏng, thu nhập chẳng đáng là bao.
Trồng vải thiều cũng không hiệu quả. Anh Thọ trăn trở tìm loại cây khác thay thế nhưng thấy không phù hợp. Thế rồi, năm 2007 trong lần sang huyện Lục Nam tìm hiểu, anh biết nhiều đồi dứa ra quả trái vụ bán được giá. Học được quy trình phun chế phẩm sinh học vào nõn dứa để điều chỉnh thời gian cây ra hoa, ra quả theo ý muốn, anh phá bỏ 1 ha vải thiều để trồng dứa.
Sau một thời gian chăm sóc, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vụ đầu tiên, anh bán được hơn 20 tấn quả, thu gần 70 triệu đồng, lãi gấp 3- 4 lần dứa chính vụ. Kết quả này tạo động lực cho anh chuyển nốt 3 ha còn lại sang trồng dứa. Với diện tích 4 ha, gia đình thu lãi 300 - 400 triệu đồng/năm.
Nhận thấy mô hình này phù hợp với điều kiện đồng đất của Tuấn Thịnh, nhiều hộ khác đã học làm theo. Thôn mời cán bộ khuyến nông xã về mở các lớp tập huấn cho bà con, khuyến khích mở rộng diện tích. Kinh nghiệm của người dân Tuấn Thịnh cho thấy, trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, bón vôi bột và phân NPK.
Khi cây có 15-16 lá bón NPK lần hai và phun thuốc chế phẩm sinh học vào nõn. Thời gian phun thành nhiều lần từ tháng 9 đến tháng 11. Sau khi phun một tháng cây ra quả và sau hai tháng tiếp theo được thu hoạch. Do biết cách rải vụ nên quanh năm Tuấn Thịnh có dứa chín.
Trưởng thôn Phùng Đức Giới cho biết: "Hiện nay thôn có 300 hộ thì hơn 50% số hộ chuyên trồng dứa, gần 1/3 trong số đó trồng từ 1-3 ha. Tổng diện tích trồng dứa của cả thôn khoảng 17 ha. Từ khi biết trồng dứa trái vụ, nhiều nông dân trong thôn đã trở nên giàu có”.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với tôm giống kém chất lượng, phân vân giữa chọn đối tượng tôm sú hoặc thẻ chân trắng, người nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau còn đối mặt với những khó khăn về hạ tầng, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu vốn, dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đó là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).

Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.

Trong chuyến công tác về xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tình cờ chúng tôi được gặp những người nông dân trong Hiệp hội nuôi tôm Quảng Xá. Hầu hết những nông dân này đều ở độ tuổi 7X, là những người cần cù, năng động và có nhiều sáng tạo trong làm ăn. Tuy nhiên, do rủi ro trong sản xuất dẫn đến nhiều người phải trắng tay, nợ ngân hàng và điều quan trọng hơn đó là họ chưa có định hướng mới trong sản xuất với những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả như hiện nay.

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...