Pú Nhung Chuyển Hướng Trồng Cây Sắn

Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.
Đến Pú Nhung những ngày tháng 7, trên con đường rải nhựa từ quốc lộ 6 vào trung tâm xã, hai bên đường xanh mướt màu ngô, sắn. Ông Sùng Dũng Phía, Phó Chủ tịch UBND xã Pú Nhung cho biết: Nếu như trước đây, Pú Nhung nổi tiếng là vùng trồng ngô, đậu tương, thì giờ đây sắn đang dần chiếm ưu thế.
Tận dụng diện tích đất sản xuất manh mún trong vườn đến những vạt đồi ven suối, bà con đều trồng sắn. Gia đình trồng ít 2.000 - 3.000m2, gia đình trồng nhiều 1 – 2ha, có hộ trồng tới 5 - 6ha, chủ yếu là giống sắn cao sản, năng suất từ 80 - 90 tạ/ha. Mỗi năm bà con trồng 2 vụ, sau 6 tháng cho thu hoạch.
Loại cây trồng này không kén đất, chi phí đầu tư thấp, quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch đơn giản, đầu ra khá ổn định lại được giá nên bà con tích cực đưa cây sắn vào trồng với diện tích ngày càng lớn (toàn xã đạt trên 350ha/vụ). Với giá thu mua sắn tươi 2.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi héc ta lãi trên 30 triệu đồng/năm. Đầu ra ổn định chính là lợi thế để cây sắn dần thay thế đậu tương ở Pú Nhung.
Nông dân xã Pú Nhung chăm sóc sắn.
Gia đình ông Sùng Pá Chu, bản Phiêng Pi có hơn 1ha sắn chuẩn bị thu hoạch. Ông Chu cho biết: Trước đây phần lớn diện tích này gia đình tôi trồng đậu tương vụ xuân hè, nhưng do thu hoạch đậu tương vào đúng mùa mưa nên rất vất vả, khó bảo quản, đậu tương thường bị thối, mốc, bán không được giá, nên gia đình tôi chuyển sang trồng sắn.
Cây sắn dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, đầu tư phân bón cũng ít, trong khi cho giá trị kinh tế cao, là cơ sở để nông dân lựa chọn làm cây trồng thay thế đậu tương và ngô. Cũng như ông Chu, ông Sùng A Thu cùng bản cũng tận dụng đất ngô, đậu tương bạc màu để trồng sắn với diện tích 1ha mỗi vụ, đem lại nguồn thu khá ổn định.
Trao đổi với chúng tôi về việc người dân mở rộng diện tích trồng sắn trong những năm gần đây, bà Phạm Thị Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo cho biết: Có "cầu" ắt có “cung”. Khi đầu ra cho cây sắn ổn định, giá thành cao thì việc người dân phát triển loại cây trồng này là tất yếu.
Không chỉ ở Pú Nhung mà các xã khác, như: Mùn Chung, Mường Mùn, Nà Tòng... cây sắn được người dân đưa vào trồng theo hướng hàng hóa với diện tích lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu canh tác nhiều năm liên tiếp, nhất là trên đất đồi, độ phì nhiêu thấp, hàng năm thường bị rửa trôi, trồng sắn sẽ là một trong số những nguyên nhân gây suy thoái dinh dưỡng đất trồng.
Vì vậy, giúp người dân nâng cao năng suất, sản lượng sắn, phát huy được tiềm năng của cây sắn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác sắn trên đất dốc, vận động nhân dân trồng sắn xen canh với cây họ đậu (đậu tương, đậu xanh, lạc...). Đây là giải pháp tối ưu vừa tăng thu nhập, đồng thời duy trì và phục hồi độ phì nhiêu cho đất.
Có thể bạn quan tâm

Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.

Theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa phát hiện các loại bệnh mới. Người dân có thể yên tâm tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, tuy nhiên, cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi và khuyến cáo của các nhà khoa học.

“Khi đặt ra câu hỏi nông nghiệp có là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai hay không? Tôi nghĩ, chắc chắn, nó phải là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách nông nghiệp chưa đủ độ vương để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế”.

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị tái đàn chăn thả lứa lợn, gà mới. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo, trước khi chăn nuôi lứa mới, bà con cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chuồng trại, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho đàn vật nuôi khỏe mạnh.

Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.